Phục hồi tai biến mạch máu não và cải thiện di chứng xấu

Phục hồi tai biến mạch máu não là việc làm vô cùng quan trọng, đòi hỏi được thực hiện càng sớm càng tốt. Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân sẽ sớm hồi phục lại các hoạt động vốn có. Bên cạnh đó còn giúp họ nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường. 

Bạn đang đọc: Phục hồi tai biến mạch máu não và cải thiện di chứng xấu

1. Tai biến mạch máu não nguy hiểm ra sao?

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng bệnh lý xuất hiện do thiếu máu cung cấp đến não bộ. Ngoài ra, còn có thể do các nguyên nhân: chảy máu não, tắc mạch máu não,… Các bộ phận của não khi không được nuôi dưỡng bởi máu có thể dẫn đến tổn thương. Những tổn thương dù nặng hay nhẹ cũng có thể để lại một số di chứng nguy hiểm: rối loạn cảm giác, nhận thức, ngôn ngữ, vận động,… Bệnh lý này là một trong những các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở cả Việt Nam và trên Thế Giới.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi của bệnh nhân mà các biến chứng có thể khác nhau. Những biến chứng đặc trưng nhất của bệnh như:

– Người bệnh sau tai biến bị suy giảm trí nhớ hoặc rơi vào trạng thái không tỉnh táo nữa.

– Bị rối loạn về lời nói, ngôn ngữ: không thể diễn đạt thành lời, méo miệng, nói không rõ,…

– Rối loạn về vận động: liệt chi, liệt nửa người, tê bì và giảm vận động các chi,…

– Rối loạn trong vệ sinh cá nhân: tiểu tiện không tự chủ, bí tiểu.

– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa: ăn uống khó khăn, thường xuyên bị khó tiêu, táo bón,…

– Ảnh hưởng tới tâm lý: trầm cảm, dễ nổi nóng, khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc cá nhân.

Phục hồi tai biến mạch máu não và cải thiện di chứng xấu

Một trong những biến chứng nguy hiểm của tai biến là “rối loạn vận động” – liệt chi, liệt nửa người.

2. Vai trò của việc phục hồi chức năng sau tai biến

Phục hồi chức năng sau đột quỵ chính là giúp khôi phục lại những chức năng đang dần bị mất đi. Bên cạnh đó cũng để giúp người bệnh dần quay lại các hoạt động hàng ngày và cải thiện sức khỏe.

Các vai trò cụ thể của việc phục hồi chức năng với người bị tai biến đặc biệt quan trọng:

– Nâng cao hơn khả năng vận động trở lại và tăng cường lực cơ.

– Cải thiện phần nào về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp cho người bệnh.

– Cải thiện vận động ở phần cơ đang yếu đặc biệt với những người bị liệt chi, liệt nửa người.

– Ổn định lại khả năng đi lại, di chuyển và giữ thăng bằng.

– Giúp người bệnh bớt mặc cảm, tự ti và dần có cuộc sống vui vẻ lạc quan trở lại.

– Ngăn ngừa tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra sau đó.

3. Những phương pháp giúp phục hồi chức năng sau đột quỵ

Dưới đây là các phương pháp thường được biết đến và áp dụng trong phục hồi chức năng sau đột quỵ:

3.1. Phục hồi tai biến mạch máu não – tập luyện phục hồi chức năng

Theo các khuyến cáo từ chuyên gia, người bệnh sau cơn tai biến cần được luyện tập phục hồi chức năng sớm (ngay khi ổn định). Thường những bài tập sẽ gồm có:

– Bài tập giúp gia tăng về sức mạnh ở các cơ.

– Bài tập nâng cao khả năng chịu sức nặng ở phần tay/chân đang yếu.

– Bài tập giữ thăng bằng cho cơ thể khi đang đứng, ngồi, đi.

– Bài tập thúc đẩy khả năng chủ động và dẻo dai ở khớp.

Tuy nhiên, nếu tự luyện tập và thực hiện không đúng động tác có thể gây ra các hậu quả khó lường. Việc thực hiện các bài tập phục hồi cần được hướng dẫn và hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên môn. Vì vậy, người bệnh có thể cân nhắc đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để được xây dựng những bài tập riêng phù hợp với mức độ tổn thương của bản thân. Bên cạnh đó, đến các cơ sở ý tế bệnh nhân còn được chuyên viên vật lý trị liệu hỗ trợ điều chỉnh tập luyện phù hợp. Điều này giúp quá trình hồi phục được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm: Những thông tin cần biết về bệnh mạch vành cấp

Phục hồi tai biến mạch máu não và cải thiện di chứng xấu

Luyện tập phục hồi nên thực hiện ở các cơ sở y tế và có sự hướng dẫn hỗ trợ từ chuyên gia

3.2. Phục hồi tai biến mạch máu não bằng Laser nội mạch 

Đây là phương án sử dụng tia laser có công suất lớn chiếu đến phần lòng tĩnh mạch. Cách này giúp tăng khả năng tuần hoàn, tối ưu chức năng hệ mạch đặc biệt là hệ thần kinh và tim. Kỹ thuật này được đánh giá có tỷ lệ phục hồi cao với bệnh nhân và không gây đau đớn khi điều trị.

Tuy nhiên, phương pháp leser nội mạch lại không được áp dụng với một số trường hợp:

– Bệnh nhân đã gần như mất đi hoàn toàn khả năng vận động, đi lại.

– Phụ nữ mắc tai biến đang trong thời gian thai kỳ.

– Trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch (hình thành sâu ở phần chi dưới).

Ngoài ra, phương pháp này cũng không tránh khỏi một số tác dụng phụ như:

– Sau khi áp dụng các cơn đau có thể xuất hiện nhiều và dai dẳng.

– Xuất hiện các cảm giác: tức ngực, khó thở, thở gấp,…

– Bị tụ máu, hay chảy máu tại chính vị trí bác sĩ trọc mạch.

– Bị căng cứng, phù nề chân, có các nốt viêm đỏ ở các đường đi tĩnh mạch đã xử lý.

3.3. Phục hồi thông qua châm cứu

Điều trị phục hồi bằng y học dân tộc: châm cứu ở một số huyệt trên cơ thể cũng là một cách được nhiều người quan tâm. Khi này các bác sĩ sẽ dùng những cây kim nhỏ và dài để châm vào huyệt vị cần thiết và gây kích thích đến hệ thần kinh. Khi này, não bộ sẽ hình thành phản ứng và giúp người bệnh dần phục hồi chức năng suy yếu.

Một số huyệt ở tay như: kiên trung, kiên tỉnh, tý nhu,… hay huyệt chân: phong thị, âm lăng tuyền, hoàn khiêu,… và huyệt ở cổ mặt: bách hội, hạ quan, giáp xa. Việc châm cứu với bệnh nhân có thể thực hiện từ 25-30 phút/lần và mỗi ngày một lần. Liệu trình thực hiện có thể kéo dài từ 35-45 ngày tùy theo tình trạng người bệnh.

Phục hồi tai biến mạch máu não và cải thiện di chứng xấu

>>>>>Xem thêm: Tăng huyết áp cấp cứu: Những điều cần biết

Châm cứu trong phục hồi cho bệnh nhân sau tai biến

Tuy nhiên, ở phương pháp này cũng có thể tiềm ẩn một số lưu ý cần thiết. Một số bất thường có thể xảy ra: bầm tím, đau sưng, hoặc hơn nữa là chảy máu ở vị trí kim châm.

Qua bài viết, chúng ta có thể thấy được việc phục hồi chức năng sau tai biến là giai đoạn vô cùng quan trọng và cần thiết. Người bệnh cần được thực hiện sớm để có thể hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm: bất động, sống thực vật, viêm nhiễm đường tiết niệu,…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *