Phương án khám bệnh tiết kiệm cho cả gia đình

Khám chữa bệnh là nhu cầu tất yếu của bất kỳ ai, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ. Do đó, chi phí khám chữa bệnh trong năm cho tất cả các thành viên trong gia đình là mối quan tâm rất lớn của người chủ gia đình.

Bạn đang đọc: Phương án khám bệnh tiết kiệm cho cả gia đình

Với mục tiêu hướng đến lợi ích cho người bệnh, bài toán được Bệnh viện Thu Cúc đặt ra đó là làm sao để giúp các gia đình có thể được thăm khám bệnh thường xuyên nhằm bảo vệ sức khỏe mà lại vừa tiết kiệm chi phí?

Qua nghiên cứu về nhu cầu thăm khám cả năm của các thành viên trong một gia đình kiểu mẫu gồm ông bà, bố mẹ, con cái, Bệnh viện Thu Cúc đã giải quyết vấn đề đó ở mức độ có lợi nhất cho người bệnh về cả danh mục thăm khám và chi phí ưu tiên ở mức tối đa thông qua Thẻ khám bệnh gia đình

Tìm hiểu thêm: Chi phí khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cho nam giới

Phương án khám bệnh tiết kiệm cho cả gia đình

>>>>>Xem thêm: Cần lưu ý gì khi khám tổng thể cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi?

Theo đó, với chi phí mua thẻ là 2 triệu đồng/ 1 gia đình 4 người và 3 triệu đồng/1 gia đình 6 người, các gia đình sẽ được miễn phí khám ban đầu với bác sĩ KHÔNG hạn chế số lần trong suốt một năm và giảm 5-10% các chi phí khác. Cơ sở đặt ra chi phí mua thẻ được xây dựng cân đối về nhu cầu khám tối thiểu của các gia đình.

Nhu cầu khám bệnh của các gia đình như thế nào?

Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân được nhận định tóm tắt qua nhu cầu khám bệnh cơ bản trong một gia đình gồm ông bà, bố mẹ, con cái như sau:

  • Ông bà là những người cao tuổi thường mắc các bệnh lý về xương khớp, tim mạch…Đặc biệt, các bệnh lý này luôn cần có chế độ thăm khám bác sĩ thường xuyên, như vậy danh mục khám đa khoa, khám tim mạch, khám cơ xương khớp trong các chuyên khoa khám miễn phí của Thẻ khám bệnh gia đình đã thỏa mãn nhu cầu này.
  • Phụ nữ trong gia đình bên cạnh các nhu cầu khám cơ bản như khám đa khoa, khám nội tiết, nội thần kinh…. luôn cần khám phụ khoa định kỳ. Việc khám phụ khoa định kỳ nếu không có các bệnh lý phụ khoa cần được tiến hành 2 lần/1 năm, còn nếu có các bệnh lý như viêm nhiễm hay các bệnh phức tạp hơn thì nhu cầu khám bệnh cũng cao hơn tương ứng.Trên thực tế, thống kê cho thấy 90% phụ nữ đã có gia đình mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Trẻ nhỏ là đối tượng cần thăm khám thường xuyên nhất trong gia đình, chủ yếu là khám nhi, khám tai mũi họng, tiêu hóa…Ước tính, số lần trẻ cần được gặp bác sĩ trung bình/ 1 năm là từ 8-12 lần không kể những trường hợp đặc biệt.
  • Nam giới vốn được mệnh danh là phái mạnh nhưng cũng không thể tránh khỏi các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý do môi trường công việc hiện nay như gan, thận, tiêu hóa, hệ thần kinh….Ngày nay, việc nam giới đến gặp bác sĩ 1 năm vài lần đã trở thành thói quen chăm sóc sức khỏe kể cả khi chưa có triệu chứng gì đặc biệt.

Bài toán chi phí cho cả gia đình – Ví dụ chi phí qua mỗi lần khám của từng thành viên

Chi phí khám bệnh cho ông bà

  • Trường hợp chỉ cần khám với bác sĩ: Người già thường có các bệnh về xương khớp hoặc tim mạch mạn tính, nên thông thường việc thăm khám chỉ giới hạn ở mức khám lâm sàng bởi bác sĩ, ít khi phát sinh chi phí xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
    • Chi phí khám không có Thẻ: 150.000 đồng
    • Chi phí khám khi có Thẻ: 0 đồng
  • Trường hợp khám bác sĩ phát sinh thêm các chẩn đoán cận lâm sàng: Ví dụ khám tim mạch phát sinh đo tầm soát xơ vữa hệ động mạch.
    • Chi phí khám không có Thẻ: Phí khám (150.000) + Phí đo xơ vữa hệ động mạch (280.000) = 430.000 đồng
    • Chi phí khám khi có thẻ: Phí khám (0) + Phí đo xơ vữa hệ động mạch (giảm 10%=280×90%) = 252.000 đồng

Chi phí khám bệnh cho con

  • Trường hợp chỉ cần khám với bác sĩ: Trẻ em thường gặp các bệnh thông thường về hô hấp, tiêu hóa…việc thăm khám thường chỉ giới hạn ở mức khám lâm sàng bởi bác sĩ, ít khi phát sinh chi phí xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
    • Chi phí khám không có Thẻ: 300.000 đồng
    • Chi phí khám khi có Thẻ: 0 đồng
  • Trường hợp khám bác sĩ phát sinh thêm các chẩn đoán cận lâm sàng:Ví dụ 1 lần khám với danh mục khám nội nhi và nội soi tai mũi họng:
    • Chi phí khám không có Thẻ: Phí khám nội nhi (300.000) + Phí nội soi tai mũi họng (250.000)= 550.000 đồng
    • Chi phí khám khi có Thẻ: Phí khám nội nhi (0) + Phí nội soi tai mũi họng (giảm 10% = 250×90%= 225.5000) = 225.000 đồng

Chi phí khám bệnh cho mẹ

  • Trường hợp chỉ cần khám với bác sĩ: Trường hợp chỉ khám phụ khoa thông thường không phát sinh chẩn đoán khác:
    • Chi phí khám không có Thẻ: 200.000 đồng
    • Chi phí khám khi có Thẻ: 0 đồng
  • Trường hợp khám bác sĩ phát sinh thêm các chẩn đoán cận lâm sàng: Ví dụ 1 lần khám phụ khoa phát sinh thêm chẩn đoán soi cổ tử cung và xét nghiệm tế bào cổ tử cung Pap smear.
    • Chi phí khám không có Thẻ: Phí khám (200.000)+ Phí soi cổ tử cung (250.000)+ Phí xét nghiệm Pap smear (180.000) = 630.000 đồng
    • Chi phí khám khi có Thẻ: Phí khám (0) + Phí soi cổ tử cung (giảm 10%=250×90%) + Phí xét nghiệm Pap smear (giảm 10% = 180×90%)=387.000 đồng.

Chi phí khám bệnh cho bố

  • Trường hợp chỉ cần khám với bác sĩ: Trường hợp chỉ khám chuyên khoa nội thần kinh không phát sinh các chẩn đoán khác:
    • Chi phí khám không có Thẻ: 150.000 đồng
    • Chi phí khám khi có Thẻ: 0 đồng
  • Trường hợp khám bác sĩ phát sinh thêm các chẩn đoán cận lâm sàng: Ví dụ 1 lần khám nội thần kinh phát sinh chẩn đoán hình ảnh chụp X-quang khớp vai hai bên thẳng:
    • Chi phí khám không có Thẻ: Phí khám (150.000)+ Phí chụp X-quang (240.000) = 390.000 đồng
    • Chi phí khám khi có Thẻ: Phí khám (0) + Phí chụp X-quang (giảm 10% = 240×90%)= 216.000 đồng

Như vậy, nếu tính theo nhu cầu thăm khám tối thiểu của mỗi gia đình, việc sở hữu Thẻ khám bệnh gia đình sẽ giúp các gia đình tiết kiệm hàng triệu đồng mà vẫn đảm bảo chế độ thăm khám sức khỏe thường xuyên.

Lưu ý: Chi phí trên có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm thay đổi chi phí của bệnh viện và trong các phép tính trên chưa tính miễn trừ BHYT (nếu có).

Trường hợp người bệnh được miễn trừ bảo hiểm, chi phí người bệnh phải trả khi vừa có thẻ bảo hiểm vừa có Thẻ khám bệnh gia đình sẽ được tính là tổng chi phí sau đi trừ khoản thanh toán bảo hiểm, sau đó trừ đi phần miễn trừ theo quyền lợi Thẻ áp dụng trên mức phí còn lại người bệnh phải trả.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *