Phương pháp cấy ghép implant phù hợp với đối tượng nào?

Phương pháp cấy ghép implant được coi là giải pháp tối ưu dành cho những người mất răng. Nhưng nhiều người thường băn khoăn liệu mình có phải đối tượng được thực hiện phương pháp này.

Bạn đang đọc: Phương pháp cấy ghép implant phù hợp với đối tượng nào?

1. Phương pháp cấy ghép implant là phương pháp gì?

Phương pháp cấy ghép implant phù hợp với đối tượng nào?

Cấu tạo implant gồm 3 phần: trụ implant, abutment và mão răng sứ

Phương pháp cấy ghép implant ra đời với mục đích thay thế răng đã mất, duy trì khả năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là cấy trụ implant vào hàm, sau đó gắn kết với mão răng sứ thông qua trụ kết nối Abutment.

2. Đối tượng chống chỉ định cấy ghép implant

Cấy ghép implant phù hợp với hầu hết mọi đối tượng bị mất răng trừ một số trường hợp như:

– Người hút thuốc lá.

– Phụ nữ đang mang thai.

– Trẻ em dưới 18 tuổi.

– Không đủ mật độ xương hàm để thực hiện cấy ghép.

– Bị mắc các bệnh mạn tính như: cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, ung thư,…

– Thể trạng cơ thể không đủ điều kiện để cấy ghép.

3. Ưu & nhược điểm của cấy ghép implant

3.1 Ưu điểm

– Mão răng sứ của implant có màu sắc tự nhiên như răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

– Khắc phục được tối đa các trường hợp mất răng khác nhau: mất 1 răng, mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm.

– Việc trồng răng ngăn chặn được khả năng tiêu xương, lệch hàm do mất răng.

– Răng implant được trồng độc lập, không gây xâm lấn cho những răng bên cạnh.

– Người dùng không có cảm giác vướng víu, khó chịu hay đau nhức gì.

– Tiết kiệm được chi phí cho người sử dụng vì răng implant có thể dùng được cả đời.

Tìm hiểu thêm: Đau ngực cũng có thể là biểu hiện của ung thư thực quản

Phương pháp cấy ghép implant phù hợp với đối tượng nào?

Cấy ghép implant tiết kiệm được chi phí cho người sử dụng vì răng implant có thể dùng được cả đời

3.2 Nhược điểm

– Chi phí khá cao.

– Người bệnh sẽ mất một khoảng thời gian dài (khoảng 6 tháng) từ lúc cấy trụ cho đến khi gắn mão răng lên.

4. Quy trình thực hiện của phương pháp cấy ghép implant

4.1 Bác sĩ thăm khám

Việc kiểm tra tổng quát răng miệng sẽ giúp bác sĩ xác định được mức độ mất răng của người bệnh đồng thời điều trị bệnh lý răng miệng cho bệnh nhân (nếu cần) để không ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép.

4.2 Tiến hành chụp CT

Bệnh nhân được đưa đến phòng CT và tiến hành chụp. Từ hình ảnh CT thu được, bác sĩ sẽ đọc kết quả và phân tích chính xác tình trạng răng miệng, vị trí cấy implant, có cần thiết phải thực hiện ghép xương hay nâng xoang không.

4.3 Cấy ghép implant

Điều kiện thực hiện

Để ca phẫu thuật được đảm bảo vô trùng, không xảy ra hiện tượng viêm nhiễm, bệnh nhân cần chọn điều trị tại những cơ sở nha khoa uy tín, nơi sở hữu hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều. Thêm vào đó, để bệnh nhân không khó chịu và ca phẫu thuật được thực hiện thuận lợi, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê vào vùng cấy ghép implant.

Tiến hành cấy ghép

– Bác sĩ tiến hành lật vạt, bóc tách phần niêm mạc để xương có thể bộc lộ ra với kích thước nhỏ nhất có thể, hạn chế tối đa sự xâm lấn. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan với mục đích tạo khoảng trống theo đúng kích thước của implant sẽ đặt vào.

– Với kích thước đã được tạo sẵn, trụ implant sẽ được đưa vào đúng vị trí. Sau đó, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ lại khu vực cấy ghép và khâu vết thương lại.

– Cuối cùng, bác sĩ sẽ kê cho bạn một đơn thuốc để hỗ trợ vết thương nhanh lành và hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc tại nhà.

4.4 Cắt chỉ và đặt răng tạm

– Sau 1 tuần, bệnh nhân được hẹn quay lại cắt chỉ và chụp phim implant, sửa chữa nếu có bất thường.

– Bác sĩ tiến hành làm răng tạm cho bệnh nhân để không ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và thẩm mỹ. Nếu cấy ghép implant cho răng hàm thì không cần thiết phải đeo răng tạm.

4.5 Kiểm tra định kỳ implant

Bệnh nhân được hẹn lịch tái khám để kiểm tra sự tích hợp của implant với xương hàm.

Phương pháp cấy ghép implant phù hợp với đối tượng nào?

>>>>>Xem thêm: 4 nguyên nhân không ngờ dẫn tới ung thư thực quản mà nhiều người bỏ qua

Sau khi gắn trụ implant, bệnh nhân được bác sĩ hẹn lịch tái khám để kiểm tra được mức độ tích hợp của trụ và xương hàm

4.6 Gắn ốc lành thương

Theo cơ chế hoạt động lành thương của cơ thể, nướu sẽ đóng lại sau khi đặt trụ implant. Điều này sẽ khiến che phủ đi implant và không kết nối được với mão răng sứ qua abutment. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ cần gắn ốc lành thương để nướu đi quanh đường tròn của ốc.

4.7 Lấy dấu khớp Abutment và mão răng sứ

Khoảng 1 tuần sau khi đã gắn ốc lành thương, bệnh nhân sẽ trở lại bệnh viện để lấy dấu Abutment và mão răng sứ.

4.8 Gắn răng sứ

Cuối cùng, mão răng sứ sau khi đã được thiết kế xong phù hợp với bệnh nhân sẽ được gắn lên trụ implant thông qua khớp nối Abutment.

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã mang đến cho các bạn những thông tin chi tiết xoay quanh cấy ghép implant. Cần lưu ý cấy ghép implant là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao, máy móc hiện đại chính vì vậy hãy chọn thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *