Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp nào hiệu quả nhất là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng đốt sống cổ bị thoái hóa không chỉ gây đau nhức mà còn làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Đặc biệt, hiện nay căn bệnh này không chỉ còn là bệnh của người già nữa mà tỷ lệ người trẻ mắc phải cũng ngày càng tăng do thói quen sinh hoạt và làm việc không khoa học.
Bạn đang đọc: Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến hiện nay
1. Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì?
Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là viêm khớp cổ. Khi cột sống cổ bị suy yếu sẽ gây ra những cơn đau và khiến vùng cổ của người bệnh vận động khó khăn. Đây là một bệnh lý rất phổ biến, có hơn 80% người trên 60 tuổi mắc phải bệnh này.
Triệu chứng của viêm khớp cổ không rõ ràng, ban đầu người bệnh thường khó nhận ra. Tuy nhiên, sau một thời gian, người bệnh có thể biểu hiện những triệu chứng sau:
– Đau nhức ở phần cổ, bả vai, gáy và dần lan ra đỉnh đầu, hai bên cánh tay, bàn tay và ngón tay
– Tê bì cổ, vận động khó khăn, nhiều trường hợp dẫn đến vẹo cổ
– Tê và nhói ở cánh tay, dần dần mất cảm giác
– Nghe thấy tiếng lục khục khi hoạt động cổ
– Cứng cổ, vẹo cổ khi ngủ dậy, khi hoạt động mạnh, thậm chí cả khi hắt xì,…
– Đi lại khó khăn, mất khả năng thăng bằng nếu tình trạng nặng hơn…
Đau nhức ở phần gáy, bả vai là một trong những triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ
2. Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ diễn biến nặng sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: rối loạn tiền đình, chèn ép dây thần kinh, đau vùng ngực,… Vì vậy, nếu như phát hiện triệu chứng người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa cổ hiện nay:
– Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh, đơn giản và cũng phổ biến nhất hiện nay. Dựa vào hình ảnh X-quang bác sĩ chuyên khoa sẽ có nhận định về tình trạng của cột sống cổ, phát hiện các bất thường như chấn thương, gai đốt xương, tổn thương phần mềm, gãy xương, …
– Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính): Với phương pháp này có thể xác định được các tổn thương nhỏ của cột sống cổ.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp X-quang sẽ không cho kết quả hình ảnh rõ nét bằng MRI. Khi chụp MRI, có thể nhìn rõ các dây thần kinh bị chèn ép, những tổn thương phần địa đệm của cột sống cổ.
– Một vài xét nghiệm khác: Bên cạnh việc chẩn đoán qua hình ảnh, người bệnh có thể được chỉ định làm các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng các dây thần kinh thông qua phương pháp điện cơ để bác sĩ có được chẩn đoán chính xác và chi tiết nhất về tình trạng bệnh.
Tìm hiểu thêm: Chữa viêm khớp vai như thế nào?
Chụp CT là một trong những phương pháp để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa đốt sống cổ
3. Phương pháp điều trị viêm khớp cổ phổ biến hiện nay
Mục đích của điều trị thoái hóa đốt sống cổ là giảm đau nhức, hạn chế tình trạng tổn thương cột sống cổ. Nhờ đó, người bệnh có thể hoạt động bình thường mà không có bất kỳ khó khăn nào. Có 3 phương pháp chữa đốt sống cổ phổ biến hiện nay là: Điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và làm vật lý trị liệu.
3.1 Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp nội khoa
Dựa vào triệu chứng và tình trạng bệnh cụ thể, các bác sĩ Nội sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc sau:
– Thuốc kháng viêm không chứa steroid: Có tác dụng giảm đau và giảm viêm trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ sẽ chỉ định tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người.
– Thuốc có corticosteroid: Thuốc này có tác dụng làm giảm các cơn đau tạm thời.
– Thuốc giãn cơ: Giúp giảm co thắt cơ ở vùng cổ.
– Thuốc chống động kinh: Có tác dụng giảm đau do tổn thương các dây thần kinh gây ra.
– Corticoid tiêm: Thường được dùng nếu tình trạng đau nhức nghiêm trọng.
Lưu ý: Các loại thuốc trên chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không có khả năng chữa bệnh cũng như phục hồi các vấn đề thoái hóa đốt sống cổ. Người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để có liệu trình điều trị cụ thể và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
3.2 Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngoại khoa
Thoái hóa đốt sống cổ nếu không can thiệp điều trị kịp thời thì rất khó để tự hồi phục. Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thì bác sĩ có thể chọn phương pháp phẫu thuật để tạo khoảng trống cho các rễ thần kinh và tủy sống. Các phẫu thuật thường được thực hiện tùy vào mức độ tổn thương của đốt sống và thể trạng của từng người bệnh.
Tuy nhiên, phẫu thuật cột sống được đánh giá là can thiệp khó, tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Khó khăn khi phẫu thuật cột sống cổ nằm ở quá trình gây mê toàn thân như đột quỵ, đau tim, tổn thương não, đau họng, buồn nôn, khô miệng, … Do vậy, phương pháp này thường chỉ được chỉ định trong trường hợp thật cần thiết và
>>>>>Xem thêm: Xương Chậu nằm ở đâu trên cơ thể? Có cấu tạo và chức năng gì?
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu giúp chữa thoái hóa đốt sống cổ một cách hiệu quả, an toàn
3.3 Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu
Hiện nay, điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu được đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả lâu dài. Khi có một liệu trình luyện tập phù hợp, các cơn đau nhức của người bệnh sẽ giảm dần. Bên cạnh đó các dây thần kinh bị chèn ép cũng sẽ được giải phóng.
Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập yoga, bài tập uốn cong cột sống, bài tập giãn cơ,… để giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp ở vùng cổ và vai. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cũng sẽ được chỉ định dùng thêm các loại thuốc giảm đau để có được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị người bệnh có thể kết hợp thêm một vài phương pháp tại nhà như:
– Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Giúp lưu thông máu, giảm đau hiệu quả.
– Thư giãn, nghỉ ngơi: Dành nhiều thời gian để thư giãn, tránh bị stress.
– Không kê gối quá cao, tránh nằm một tư thế trong thời gian dài.
– Vận động liên tục, không nên nằm hoặc ngồi lâu một chỗ.
Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thoái hóa đốt sống cổ cũng như thông tin về các phương pháp điều trị. Người bệnh hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế để bác sĩ có chẩn đoán chính xác và đưa ra liệu trình điều trị hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.