Hiện nay, căn bệnh ung thư thực quản đang là vấn đề được rất nhiều người dành sự quan tâm. Trong đó, những giải pháp giúp sàng lọc ung thư được xem như “chìa khóa vàng” để phát hiện bệnh sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các phương pháp chụp chiếu và xét nghiệm ung thư thực quản thường được áp dụng hiện nay.
Bạn đang đọc: Phương pháp chụp chiếu và xét nghiệm ung thư thực quản
1. Thế nào là căn bệnh ung thư thực quản?
Đây là căn bệnh thường xảy ra ở vùng thực quản, còn gọi là đoạn ống tiêu hóa, đi từ cổ họng đến dạ dày. Bệnh do các tế bào niêm mạc ở bên trong thực quản gây nên. Khi phát triển, nó sẽ lan tới các lớp cơ ở thực quản. Sau đó, những tế bào này di căn đến cơ quan khác trong cơ thể như gan, phổi và hạch bạch huyết. Ung thư thực quản hiện là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 trong số các bệnh ung thư thuộc đường tiêu hóa.
Khi bị mắc ung thư thực quản, bệnh nhân thường xuất hiện một số triệu chứng như đau khi nuốt hoặc nuốt nghẹn. Hơn nữa, giọng nói của họ cũng sẽ trở nên khàn và có thể ho, nôn ra máu. Bên cạnh đó, người bệnh thường trở nên kén ăn và mệt mỏi. Vì vậy, việc chú ý sớm tới những bất thường này để đi kiểm tra và tầm soát ung thư thực quản là vô cùng quan trọng.
Ung thư thực quản là căn bệnh phổ biến hiện nay
2. Vì sao không nên bỏ qua việc tầm soát ung thư thực quản?
Theo thống kê, hiện nay, tỷ lệ người mắc ung thư thực quản ngày càng gia tăng và đứng thứ ba về mức độ phổ biến. Hơn 80% trường hợp người mắc bệnh không xuất hiện những biểu hiện lâm sàng hoặc các triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh lý dạ dày khác. Vì vậy, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối thì sẽ khó chữa trị thành công hơn và khả năng sống ít hơn.
Vì vậy, tầm soát ung thư thực quản sẽ giúp bạn phát hiện được bệnh lý trước khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. Nhờ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được kế hoạch theo dõi và phương pháp điều trị ung thư hiệu quả nhất. Việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều so với khi bệnh ung thư đã di căn và bước vào giai đoạn cuối.
Bên cạnh đó, khi phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, bệnh nhân sẽ được chuẩn bị tâm lý tốt hơn, không cảm thấy quá tuyệt vọng khi đối mặt với căn bệnh này. Nhờ đó tăng hiệu quả cho việcđiều trị. Ngoài ra, nếu không phát hiện bất thường thì bạn cũng sẽ có thể loại bỏ được các bất an không đáng có về sức khỏe để an tâm vui sống.
3. Tìm hiểu về giai đoạn của bệnh ung thư thực quản
Căn cứ vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà triệu chứng cũng sẽ khác nhau. Do đó, bạn nên nắm rõ tình trạng cơ thể của mình để có biện pháp kiph thời phòng ngừa và điều trị tốt nhất.
– Giai đoạn 1: Lúc này, các tế bào ung thư đã bắt đầu xuất hiện ở lớp màng trên cùng của vùng thực quản.
– Giai đoạn 2: Tế bào niêm mạc sẽ bắt đầu lan tới thành thực quản. Nguy hiểm hơn, nó xâm lấn đến tổ chức bạch huyết gần đó. Tuy nhiên, khi ở giai đoạn này, ung thư vẫn chưa di căn đến các bộ phận khác.
– Giai đoạn 3: Tế bào ung thư sẽ xâm lấn vào lớp màng sâu hơn của thành thực quản và các tổ chức này. Chẳng hạn như lan đến hạch bạch huyết ở cạnh thực quản.
– Giai đoạn 4: Vào giai đoạn này, tế bào ung thư đã xâm lấn tới những bộ phận khác trên cơ thể như phổi, gan, não hoặc xương.
Tìm hiểu thêm: Viêm nướu và những điều cần biết
Căn cứ vào từng giai đoạn phát triểnmà người bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau
4. Phương pháp chụp chiếu và xét nghiệm ung thư thực quản thường gặp
Theo các chuyên gia y tế, mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư thực quản định kỳ hàng năm. Vậy có những phương pháp nào thường được dùng trong chẩn đoán căn bệnh này? Căn cứ theo sức khỏe và độ tuổi của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp thăm khám phù hợp. Thông thường, tầm soát ung thư thực quản thường bao gồm các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp xét nghiệm ung thư thực quản
Xét nghiệm máu
Một số chất chỉ điểm khối u trong máu khi thực hiện phương pháp xét nghiệm bao gồm SCC, CA 72-4, CA 19-9, CEA, Pepsinogen. Kết quả xét nghiệm sẽ hỗ trợ cho bác sĩ trong việc xác định bệnh. Khi nồng độ pepsinogen giảm nghĩa là bệnh nhân đang bị viêm teo niêm mạc thực quản. Đây là biểu hiện có thể dẫn tới bệnh ung thư. Đặc biệt, phương pháp này đóng vai trò quan trọng để theo dõi sau điều trị.
Sinh thiết
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở dạ dày thì người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định làm sinh thiết. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô bệnh qua ống nội soi và xem dưới kính hiển vi điện tử để tiến hành sinh thiết. Kỹ thuật này giúp nhận diện những thay đổi ở mô có khả năng dẫn tới căn bệnh ung thư hoặc chỉ ra ung thư.
4.2. Các phương pháp chụp chiếu bên cạnh xét nghiệm ung thư thực quản
Phương pháp chụp Xquang
Đây là phương pháp giúp cho các bác sĩ có thể xác định được những bất thường ở trong thực quản về hình dạng,… Kỹ thuật chụp Xquang thường được thực hiện khi bệnh nhân không thể tiến hành nội soi.
Phương pháp chụp cắt lớp vi tính CT
Mục đích của phương pháp chụp cắt lớp vi tính nhằm để kiểm tra tình trạng di căn và xâm lấn của các tế bào ung thư. Vì vậy, chụp CT có ý nghĩa trong việc giúp đánh giá các giai đoạn bệnh để bác sĩ đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Phương pháp nội soi tiêu hóa
Đây là kỹ thuật quan trọng nhất giúp chẩn đoán các bệnh liên quan tới thực quản, dạ dày, đại trực tràng. Các bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ có đèn sáng gọi là ống nội soi dạ dày đưa qua vùng miệng và mũi tới thực quản. Hình ảnh trên máy soi sẽ giúp cho bác sĩ xác định chính xác được vị trí, kích thước của khối u. Nếu phát hiện có bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh tế bào và mô bệnh để mang đi sinh thiết. Từ đó phát hiện ra bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Tại sao sâu răng phải lấy tủy nhiều lần?
Nội soi tiêu hóa là phương pháp quan trọng trong chẩn đoán ung thư thực quản
Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về các phương pháp thường gặp trong tầm soát ung thư thực quản. Nếu vẫn chưa biết nên thực hiện sàng lọc ung thư ở đâu thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI chính là sự lựa chọn dành cho bạn. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám cùng đội ngũ bác sĩ hàng đầu và trang thiết bị máy móc hiện đại, hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế giúp mang đến kết quả chẩn đoán chính xác hơn. Hãy chú ý tầm soát định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình ngay hôm nay!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.