Phương pháp chụp CT bụng có thể phát hiện những bệnh lý nào?

Chụp CT bụng là một trong số các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong y khoa tân tiến, hiện đại. Phương pháp này hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán các bệnh lý và những bất thường tại vùng bụng nhanh chóng, chính xác.

Bạn đang đọc: Phương pháp chụp CT bụng có thể phát hiện những bệnh lý nào?

1. Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp cắt lớp vi tính bụng

1.1. Chụp CT bụng là gì?

Trước đây, phương pháp chụp cắt lớp này chỉ áp dụng trong việc chụp sọ não. Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại thì đã áp dụng được hầu hết với các bộ phận trong cơ thể con người.

Chụp CT bụng là kỹ thuật sử dụng tia X quét qua vùng bụng của người bệnh theo lớp cắt ngang và thu được hình ảnh 2D hoặc 3D chiếu lên màn hình máy tính. So với phương pháp chụp X-quang, kỹ thuật chụp CT bụng này cho chất lượng hình ảnh rõ nét hơn, dễ dàng nhận diện tình trạng bất thường của các cơ quan, mạch máu, cơ xương khớp xung quanh vùng bụng. Từ đó giúp theo dõi trong quá trình điều trị bệnh hoặc hỗ trợ trong việc chẩn đoán các nguyên nhân của bệnh lý.

Phương pháp chụp CT bụng có thể phát hiện những bệnh lý nào?

Chụp cắt lớp vi tính bụng là kỹ thuật sử dụng tia X quét qua vùng bụng của người bệnh theo lớp cắt ngang

1.2. Những bệnh lý được phát hiện qua chụp CT bụng

Kết quả của phương pháp chụp CT bụng cho phép bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và các bệnh lý như:

– Tìm nguyên nhân gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng…

– Sàng lọc một số bệnh lý nguy hiểm đặc biệt là ung thư như: Ung thư gan, ung thư thận, ung thư đại trực tràng…

– Phát hiện và đánh giá mức độ nhiễm trùng, tổn thương vùng bụng.

– Kiểm tra chức năng hoạt động của một số bộ phận vùng bụng như gan, thận, tụy, túi mật, đường mật…

– Phát hiện sớm các tổn thương liên quan tới thận như sỏi thận, thận ứ nước, viêm bể thận…

1.3. Đối tượng được chỉ định cần thực hiện chụp CT

Đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh được đánh giá cao và không gây nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Các đối tượng thường được chỉ định thực hiện:

– Đau bụng, có triệu chứng bệnh gan, sỏi mật, u đường mật, viêm tụy, các khối u tụy, xuất huyết tiêu hóa…

– Xuất huyết khi tiểu hoặc đại tiện.

– Khó tiểu, vàng da, sụt cân không chủ đích.

– Chấn thương vùng bụng.

– Phát hiện thấy khối u bất thường hoặc chất lỏng tích tụ trong khoang bụng.

2. Quy trình thực hiện chụp CT

2.1. Trước khi chụp CT

Để đảm bảo quy trình chụp CT bụng được nhanh chóng, kết quả chính xác, người bệnh cần tuân thủ theo quy định sau:

– Cởi bỏ những vật dụng hay đồ trang sức, đồ dùng cá nhân bằng kim loại như khuyên tai, vòng cổ, đồng hồ, điện thoại…

– Trao đổi với bác sĩ đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe của bản thân có mắc các bệnh về thận, tiểu đường hay đang mang thai hay không.

– Trước khi tiêm thuốc cản quang, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 4 – 6 tiếng. Sau khi tiêm thuốc 2 giờ, người bệnh có thể ăn uống bình thường.

Tìm hiểu thêm: Vai trò của chụp MRI tiểu khung trong tầm soát ung thư

Phương pháp chụp CT bụng có thể phát hiện những bệnh lý nào?

Người bệnh sẽ được kiểm tra trước khi tiến hành chụp

2.2. Trong khi thực hiện chụp

– Người bệnh thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật, vào phòng chụp, nằm trên bàn chụp và thay đổi tư thế theo yêu cầu của người chụp.

– Thời gian chụp nhanh chóng, diễn ra trong khoảng 3 – 5 phút.

– Với người bệnh được tiêm thuốc cản quang, có thể gặp tình trạng nóng rát ở một số vị trí. Tuy nhiên cần cố gắng giữ nguyên tư thế để thu được kết quả chính xác.

2.3. Sau khi chụp xong

– Sau khi hoàn tất quá trình chụp, nếu không tiêm thuốc cản quang người bệnh có thể sinh hoạt bình thường.

– Với trường hợp có tiêm thuốc thì cần được theo dõi tình trạng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Nếu cảm thấy có biểu hiện khó thở, chóng mặt, nôn… sau khi chụp thì cần thông báo với bác sĩ để xử lý kịp thời.

– Người bệnh sẽ được nhận kết quả khoảng 20 -30 phút. Kết quả chụp CT bụng sẽ được bác sĩ đọc, giải thích và tư vấn cụ thể về tình trạng người bệnh.

3. Lưu ý không nên bỏ qua khi thực hiện chụp CT bụng

– Là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, an toàn và không xâm lấn nhưng với phụ nữ đang mang thai, trẻ em hay đang gặp các vấn đề về dị ứng, suy giáp, cường giáp, tiểu đường… thì không nên áp dụng hoặc có thể trao đổi trước với bác sĩ để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

– Nên mặc trang phục rộng rãi, dễ chịu, tiện lợi và giữ tâm lý ổn định để đảm bảo chất lượng kết quả.

– Ngoài việc bạn cần phải nhịn ăn thì cần dừng một số loại thuốc trước khi chụp theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với người mắc tiểu đường nên ăn nhẹ khoảng 3 giờ trước khi chụp.

– Kết quả chụp chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống máy móc và kỹ thuật viên. Vì vậy bạn cần lựa chọn cơ sở thăm khám chất lượng.

Phương pháp chụp CT bụng có thể phát hiện những bệnh lý nào?

>>>>>Xem thêm: Nội soi dạ dày đường mũi – Xóa tan mọi khó chịu

Để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra, người bệnh nên trao đổi trước và nhận từ vấn từ bác sĩ

Vậy thì bạn có thể tìm hiểu và yên tâm lựa chọn Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Trải qua hơn 1 thập kỷ hoạt động, Thu Cúc TCI là địa chỉ được người bệnh tin tưởng lựa chọn, đứng top 3 trong bệnh viện tư nhân có chất lượng tốt.

– Sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh, tư vấn cẩn thận và nhiệt tình giúp người bệnh an tâm và thoải mái.

– Đội ngũ kỹ thuật viên với trình độ cao, được đào tạo cẩn thận bài bản, sử dụng thành thạo các hệ thống máy móc.

– Sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, công nghệ máy móc hiện đại, tân tiến giúp quá trình kiểm tra nhanh gọn, kết quả chính xác.

– Xây dựng hệ thống các gói tầm soát sức khỏe khoa học, đa dạng từ cơ bản tới nâng cao với đầy đủ các danh mục thăm khám thiết yếu.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cụ thể, hữu ích về phương pháp chụp cắt lớp vi tính bụng cho bạn. Nếu cơ thể của bạn có gặp phải các vấn đề tại ổ bụng thì nên thực hiện thăm khám sớm. Hoặc có thể thực hiện tầm soát định kỳ để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *