Theo phân loại, tắc ruột được chia làm 2 dạng chính là tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng. Tùy vào nguyên nhân gây tắc ruột, các bác sĩ sẽ đưa ra các xử lý phù hợp cho người bệnh. Vì là bệnh lý ngoại khoa cấp cứu nên thông thường phương pháp điều trị tắc ruột cho bệnh nhân sẽ là phẫu thuật.
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị tắc ruột
1. Phân loại tắc ruột
Tắc ruột là tình trạng thức ăn không di chuyển xuống phía dưới để tiếp tục quá trình tiêu hóa thức ăn mà bị ứ đọng, tắc lại ở một vị trí trong ruột.
Có nhiều cách phân loại tắc ruột khác nhau, nhưng thường chia làm 2 loại chính đó là tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng. Tắc ruột cơ năng chỉ chiếm 3-5%, một tỷ lệ rất nhỏ trong số các trường hợp mắc hội chứng tắc ruột, còn lại tắc ruột cơ học phổ biến hơn cả, chiếm trên 95%.
Nguyên nhân gây tắc ruột cơ năng và cơ học khác nhau, ở tắc ruột cơ học là do liệt ruột hoặc do co thắt, nguyên nhân tắc ruột cơ học là tắc ruột do bít hoặc tắc ruột do thắt.
2. Biểu hiện của tắc ruột
Nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên mỗi loại sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau. Tuy nhiên vẫn có người bệnh bị tắc ruột cơ học và cơ năng vẫn có những biểu hiện giống nhau như:
- Đau quặn bụng, càng về sau cơn đau càng dữ dội và khoảng cách giữa các cơn đau cũng ngắn lại
- Chướng bụng
- Bệnh nhân nôn ói nhiều dẫn đến mất nước
- Không thể xì hơi
- Không đi đại tiện được
- Sốt cao trên 38 độ do bị nhiễm trùng dịch ứ đọng ở đoạn ruột bị tắc
3. Phương pháp điều trị tắc ruột
Điều trị bất kì bệnh nào cũng phải dựa trên nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng lâm sàng.
Khi có dấu hiệu bị tắc ruột, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm máu và sinh hoá, chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ hạt nhân để chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp. Người bệnh trên 40 tuổi và mắc các bệnh tim mạch hoặc hô hấp, sẽ được chỉ định chụp phim phổi thẳng và đo ECG
3.1. Tắc ruột cơ năng điều trị nội khoa
Trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán tắc ruột cơ năng, bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa, gồm:
Bệnh nhân có thể được hút dạ dày nhằm giảm áp và hạn chế nguy cơ tràn dịch vào đường khí quản
Bồi phụ nước – điện giải kéo dài ít nhất là 6 tiếng do trước đó người bệnh nôn ói nhiều bị mất nước Trong thời gian này bệnh nhân được theo dõi mạch, huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch trung tâm và lượng nước tiểu.
Dùng các loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc chống nôn, thuốc kháng sinh phòng chống nhiễm trùng.
3.2. Tắc ruột cơ học điều trị ngoại khoa
Trường hợp bị tắc ruột cơ học (đa số), bác sĩ sẽ chỉ định mổ để tránh biến chứng nguy hiểm, có thể mổ hở hoặc mổ nội soi.
Tìm hiểu thêm: Polyp đại tràng sigma
>>>>>Xem thêm: Co thắt tâm vị nuốt nghẹn và “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán
Trước khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ thực hiện những việc sau
- Đánh giá bilan huyết động
- Điện giải đồ
- Sonde tiểu
- Catheter tĩnh mạch trung tâm
- Điện tâm đồ
- X quang phổi
- Chức năng đông máu
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn tiến triển của bệnh, sẽ có những nguyên tắc điều trị phù hợp, ví dụ:
- Trường hợp tắc cao đại tràng (u van Bauhin, xoắn manh tràng): nguyên tắc điều trị là cắt bỏ và nối hồi – đại tràng ngang.
- Xoắn ruột : nguyên tắc điều trị là tháo xoắn và cắt bỏ nguyên nhân gây xoắn
- Tắc ruột sau mổ: khi được phát hiện sớm chỉ cần điều trị nội khoa và phát hiện các biến chứng nhiễm trùng xảy ra bên trong ổ phúc mạc. Trường hợp phát hiện muộn người bệnh cần phẫu thuật khi điều trị nội khoa không hiệu quả.
- Thoát vị bẹn, đùi nghẹt: xử trí ruột nghẹt trước, sau đó mở túi thoát vị, cuối cùng là cắt cổ túi giải phóng tạng nghẹt
- Lồng ruột: trường hợp trẻ em bị lồng ruột sẽ được tháo lồng và cố định, trường hợp không tháo lồng được hoặc ruột bị hoại tử thì đoạn ruột đó sẽ được cắt bỏ. Còn ở người lớn bị lồng ruột sau khi được tháo lồng, người bệnh được cố định hồi tràng với đại tràng, manh tràng với thành bụng, sau đó cắt ruột thừa. Nếu người bệnh có u, đoạn ruột có khối u được cắt bỏ.
Khuyến cáo
Vì đa số trường hợp mắc hội chứng tắc ruột đều là tắc ruột cơ, là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm nên khi có dấu hiệu nghi ngờ bị tắc ruột, chúng ta không được chủ quan, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để được khám chữa kịp thời.
Không tự ý điều trị tại nhà bằng các loại thuốc giảm đau vì chúng sẽ khiến bệnh tình nặng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm và thậm chí còn khiến người bệnh tử vong.
Để quản lý tốt tình trạng sức khỏe, phòng ngừa bệnh tắc ruột, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần và thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học.