Phần lỗ hổng giữa chóp răng liên thông cùng những mô ở dưới vùng quanh chóp sẽ khiến quá trình điều trị tủy răng chưa đóng chóp trở nên khó khăn hơn. Vậy phương pháp nào có thể đem lại sự an toàn và hiệu quả điều trị? Hãy cùng tìm hiểu ngay thông qua những thông tin ở bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị tủy răng chưa đóng chóp
1. Thế nào là răng chưa đóng chóp?
Vào thời điểm khi răng mới mọc, phần chân răng mới được hình thành khoảng 62-80%. Do đó nếu như trong quá trình này có xảy ra vấn đề như chấn thương, sang chấn, sâu răng, … gây tổn thương cho tủy răng thì quá trình đóng chóp sẽ dừng lại. Bên cạnh đó, do hoạt động của những nguyên bào ngà, ngà răng sẽ ngày càng dày hơn theo hướng về hốc tủy răng. Từ đó, ống tủy trở nên hẹp dần. Đây được gọi là trạng thái răng chưa đóng chóp.
Khi đó, răng miệng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hậu quả. Điển hình nhất là khả năng răng không thể trưởng thành. Răng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý tủy răng, chóp răng rất cao và dự đoán chỉ có thể tồn tại ở trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, một số vấn đề cũng có thể xảy ra như:
– Thành chân răng bị mỏng, dễ gãy.
– Lỗ chóp răng bị rộng nhưng ống tủy nhỏ hơn. Điều này gây khó khăn khi thực hiện làm sạch trong điều trị tủy răng.
– Không có bất kỳ điểm chặn ở chóp dẫn tới gặp khó khăn khi thực hiện trám bít lại ống tủy.
– Những răng chưa đóng cuống sẽ bị tổn thương dẫn tới không bảo tồn được tủy răng. Đặc biệt là với biểu mô Hertwig chết thì sẽ ảnh hưởng tới lớp nguyên bào tạo nên ngà. Ngà chân răng sẽ bị mỏng, mềm, dễ bị gãy.
2. Những phương pháp điều trị tủy răng khi chưa đóng chóp
2 phương pháp chữa tủy khi răng chưa đóng chóp là kích tạo chóp và thực hiện nội nha tái sinh
Hiện nay để chữa tủy răng chưa đóng chóp có 2 phương pháp. Đó là kích tạo chóp và thực hiện nội nha tái sinh. Mỗi phương pháp sẽ có điểm nổi bật, độ phù hợp riêng tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
2.1 Điều trị tủy răng khi chưa đóng chóp bằng kích tạo chóp răng
Phương pháp kích tạo chóp răng thực hiện bằng cách thúc đẩy nhanh việc chữa lành nhưng mô cứng. Cụ thể là sau khi người bệnh được rút tủy răng đã bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành:
2.1.1 Thúc đẩy việc chữa lành thương mô cứng chóp răng
Thúc đẩy quá trình thực hiện chứa lành mô cứng chóp răng bằng phương pháp đặt Calcium Hydroxide. Đây chính là vật liệu giúp kích thích tổ chức mô cứng cùng tế bào ở quanh răng. Từ đó, đóng chóp sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn. Quá trình điều trị, chữa lành mô cứng này sẽ được thực hiện kéo dài từ 6-24 tháng và cần được thay thuốc định kỳ.
Phương pháp này có chi phí điều trị khá thấp cùng kỹ thuật thực hiện đơn giản. Tuy vậy, phương pháp này vẫn gặp hạn chế ở vấn đề tốn khá nhiều thời gian và cần thực hiện tái khám nhiều.
2.1.2 Tạo nút chặn ở quanh chóp răng
Nút chặn được thực hiện với 2 mục đích. Thứ nhất là làm chốt chặn, tránh vật liệu trám bít bị trôi ra chóp răng nhạy cảm. Từ đó kích tạo lành thương nhờ vào những đặc điểm sinh học ưu việt của loại vật liệu này. Đây là một phương pháp điều trị tủy răng khi chưa đóng chóp được nhiều người lựa chọn.
Sau khi đã làm sạch hết hệ thống ống tủy răng, bác sĩ sẽ sử dụng MTA có thể tương hợp sinh học hoàn hảo cùng ngà răng. Từ đó, nút chặn sẽ được tạo thành để ngăn cách với phần mô ngoài chóp răng nhanh chóng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ thực hiện hàn trám ống tủy.
2.2 Điều trị tủy răng chưa đóng chóp bằng nội nha tái sinh
Nội nha tái sinh là phương pháp khá mới trong điều trị tủy răng khi chưa đóng chóp. Áp dụng phương pháp này, bác sĩ cần kích thích tế bào gốc ở phần chóp răng di chuyển tới vùng tủy chân răng và điều trị tủy MTA để có thể kích thích tủy răng. Tùy vào nhu cầu cùng điều kiện của bệnh nhân mà có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân.
3. Lưu ý khi thực hiện điều trị tủy răng khi chưa đóng chóp
3.1 Nguyên tắc điều trị
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ – Nhận biết sớm, bớt nguy hiểm
Để đảm bảo điều trị an toàn, hiệu quả, bác sĩ cần lưu ý một số nguyên tắc khi điều trị
Một chiếc răng mọc lên sẽ phụ thuộc vào sự biệt hóa của những tế bào hình thành cơ quan quanh răng trong giai đoạn khi mầm răng và từ khi răng bắt đầu mọc lên trên miệng. Khi đó, răng vẫn tiếp tục dài ra tới 2-3 năm sau. Mới đầu, chóp chân răng chưa được đóng kín, mới mọc ở trên miệng. Sau khoảng 2-3 năm, chân răng có thể được bồi đắp từ từ cho tới khi đã đóng kín. Từ đó, chu trình mọc răng hoàn thiện, răng mọc ổn định lâu dài.
Trong điều trị tủy răng, nguyên tắc quan trọng là phải thực hiện làm sạch tuyệt đối phần buồng tủy cùng tủy chân. Từ đó, môi trường vô khuẩn được tạo ra trong lòng ống tủy, 3 chiều sẽ được trám lấp kín, theo dõi quá trình lành thương. Thế nhưng, với những trường hợp răng chưa đóng chóp sẽ có nhiều khó khăn hơn. Việc làm sạch ống tủy là không dễ dàng. Sự kiểm soát khi thực hiện bơm rửa để chất bẩn không đẩy ra vị trí quanh chóp hay hàn trám ống tủy kín kẽ cũng khó hơn. Do đó, người bệnh cần lưu ý trong lựa chọn nha khoa thực hiện để đảm bảo điều trị tốt.
3.2 Lựa chọn nha khoa điều trị
>>>>>Xem thêm: Có nên tầm soát ung thư vú sớm không?
Việc lựa chọn nha khoa uy tín rất quan trọng, ảnh hưởng tới an toàn và hiệu quả điều trị răng miệng
Không chỉ với trường hợp bị viêm tủy răng khi chưa đóng chóp mà bất cứ khi nào gặp vấn đề răng miệng, người bệnh cũng cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và đảm bảo. Cụ thể, một nha khoa nên lựa chọn cần có những yếu tố:
– Đội ngũ bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm.
– Máy móc, trang thiết bị được trang bị tiên tiến, hiện đại.
– Phòng nha, dụng cụ được đảm bảo vô trùng, an toàn cho người bệnh.
– Dịch vụ chu đáo, hỗ trợ, điều trị tận tâm.
– Chi phí điều trị hợp lý.
Trên đây là những thông tin giải đáp các thắc mắc về điều trị tủy răng khi bị hở chóp. Hy vọng qua đó, mỗi người đã lưu lại được cho mình những kiến thức cần thiết để áp dụng khi cần, bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.