Căn bệnh đau đầu mãn tính kéo dài từ năm này qua năm khác là nỗi ám ảnh của nhiều người. Bởi nó không chỉ gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, mệt mỏi, mà còn ảnh hưởng đến đời sống và công việc của người bệnh. Việc tìm ra giải pháp điều trị đau đầu mãn tính sẽ giúp loại bỏ được nỗi lo và áp lực về tâm lý cho bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Phương pháp giúp cải thiện bệnh đau đầu mãn tính hiệu quả
1. Hiểu hơn về đau đầu mãn tính
Đau đầu khi kéo dài nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định (trên 15 ngày) được coi là đau đầu mãn tính. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi và giới tính.
Khác so với đau đầu bình thường, đau đầu kinh niên bao gồm nhiều dạng và các biểu hiện, tần suất khác nhau. Vì đây là bệnh lý mãn tính nên khó có khả năng trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, khi tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp có thể kiểm soát các cơn đau, tần suất tái phát và hạn chế cảm giác khó chịu.
2. Các triệu chứng thường gặp ở đau đầu mãn tính
Đau đầu mãn tính như đã nêu có rất nhiều loại khác nhau. Dưới đây là 4 kiểu đau đầu mãn tính và triệu chứng đặc trưng của từng kiểu:
2.1. Bệnh đau đầu mãn tính – Đau nửa đầu
Những cơn đau nửa đầu thường xuất hiện các triệu chứng như:
– Cơn đau chủ yếu xảy ra ở một bên đầu, ít khi đau cả hvưai bên.
– Đau nhói cùng với cảm giác tê cứng quay nhẹ đầu cũng đau.
– Mức độ đau sẽ từ nhẹ tới mạnh đặc biệt khi đi lại hay cử động thì cơn đau sẽ tăng nhanh hơn.
– Cảm thấy buồn nôn, khó chịu.
– Dễ nhạy cảm với âm thanh lớn hay ánh sáng chói.
Kiểu đau nửa đầu mãn tính này thường hay gặp ở những đối tượng đã có tiền sử bệnh trước đó.
2.2. Đau đầu dai dẳng không dứt
Ở trường hợp này thường sẽ xảy ra với nhóm đối tượng không có tiền sử đau đầu trước đó. Bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau đột ngột và có thể kéo dài 3-4 ngày liền với các biểu hiện:
– Cơn đau xuất hiện từ cả 2 bên đầu.
– Mức độ đau thường nhẹ.
– Các cơn đau có cảm giác như bó chặt hay đè nén lên đầu.
– Giật mình và sợ khi thấy ánh sáng chói, âm thanh lớn.
– Buồn nôn và nôn ói nhưng ở mức độ khá nhẹ.
2.3. Bệnh đau đầu mãn tính – đau đầu căng thẳng
Đây là dạng được đánh giá là hay gặp và phổ biến nhất hiện nay. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng:
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ vì stress là gì, có nguy hiểm không?
– Đau nhức ở cả 2 bên đầu.
– Đau chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình.
– Cảm giác đau dạng thắt hay như có lực ấn xuống.
– Vùng mặt, gáy bị đau và căng cứng lại.
– Khó ngủ, không thể chợp mắt được.
– Thi thoảng như xuất hiện tiếng gõ ở trong đầu.
2.4. Đau nửa đầu liên tục
Dạng này sẽ xuất hiện chủ yếu ở người đã có tiền sử đau nửa đầu với các triệu chứng:
– Chỉ đau duy nhất một bên
– Mức độ đau khá mạnh và đôi lúc đau dữ dội.
– Thường xuất hiện kèm theo nghẹt mũi và sổ mũi.
– Dễ bị đỏ mắt, chảy nước mắt ở bên đầu bị đau. Mắt thường bị sụp mí.
Ngoài ra người bệnh cũng nên chú ý một số triệu chứng nặng như:
– Bắt đầu cơn đau đã đau dữ dội.
– Đau đầu nhưng kèm theo: cứng cổ, lú lẫn, hôn mê, xuất hiện co giật,…
– Sau khi bị chấn thương ở đầu thì xuất hiện các cơn đau dồn dập và liên tục.
Khi xuất hiện các triệu chứng này người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
3. Những phương pháp giúp cải thiện đau đầu mãn tính
Như vậy có thể thấy các biểu hiện ở đau đầu mãn tính sẽ có sự khác nhau nhất định. Trong các phương pháp điều trị để cải thiện bệnh lý cũng vậy sẽ không có phương pháp duy nhất để có thể chữa dứt điểm. Phần lớn để kiểm soát các cơn đau và giảm tần suất tái phát thì người bệnh cần kết hợp hài hòa hai cách sau:
3.1. Sử dụng thuốc
Các loại thuốc hay được sử dụng để ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu là:
– Thuốc chống trầm cảm nhằm kiểm soát sự căng thẳng, áp lực và lo lắng của người bệnh.
– Thuốc Beta Blockers giúp ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh.
– Một số loại thuốc chống viêm không chứa Steroid.
– Thuốc chống động kinh.
Chú ý: Các loại thuốc dành cho đau đầu (kể cả thuốc không kê đơn) nếu sử dụng nhiều có thể làm tăng mức độ và tần suất cơn đau. Vì vậy bạn không được lạm dụng mà cần phải tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
3.2. Phương pháp không sử dụng thuốc
Ngoài dùng thuốc, bác sĩ cũng thường khích lệ người bệnh đau đầu mãn tính áp dụng thêm các phương pháp không dùng thuốc như:
– Liệu pháp nhận thức hành vi: là liệu pháp tâm lý học giúp bạn hiểu rõ được các ảnh hưởng của cơn đau và cùng đưa ra biện pháp chữa trị.
– Kích thích dây thần kinh chẩm. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng nhỏ gắn ở đáy hộp sọ. Thiết bị đó sẽ gửi các xung điện tới dây thần kinh chẩm giúp giảm các cơn đau.
– Châm cứu: liệu pháp cổ truyền này sẽ phần nào làm giảm nhẹ mức độ của cơn đau giúp người bệnh thấy thoải mái hơn.
3.2. Xây dựng lối sống khoa học
– Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Mọi người cần chú trọng hơn về giấc ngủ, nên ngủ và dậy đúng giờ để luyện thói quen cho bản thân.
– Dinh dưỡng phù hợp. Việc bỏ bữa và ăn uống thiếu chất cũng là một trong những yếu tố dẫn tới đau đầu. Vì vậy cần phải xây dựng một chế độ ăn uống cân đối và cung cấp đủ dưỡng chất. Đặc biệt cần quan tâm nhiều đến các thực phẩm như rau xanh, củ quả bổ sung lượng lớn vitamin cho cơ thể và não bộ. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng,… dễ gây căng thẳng cho não.
>>>>>Xem thêm: Phân loại cơn động kinh và các quy tắc phân loại
– Thường xuyên hơn nữa trong việc rèn luyện thể dục thể thao. Tăng cường vận động và thể dục không những giúp xương khớp dẻo dai mà còn giúp phòng ngừa được nhiều bệnh và hỗ trợ lưu thông máu tốt. Từ đó có thể giúp cải thiện căng thẳng, lo âu và cả những cơn đau đầu. Một số bộ môn tốt cho não bộ như: đi bộ, chạy, đạp xe, bơi lội, đánh cờ,… Bạn cũng có thể vận động nhẹ nhàng 5-10 phút/lần khi làm việc ở công ty.
Mọi người cần chủ động hơn trong chăm sóc sức khỏe và não bộ từ chính những hoạt động và thói quen hàng ngày. Điều này giúp kiểm soát tốt sự hình thành các gốc tự do cũng là giải pháp tốt đối với bệnh đau đầu mãn tính.