Phương pháp mổ cắt polyp dạ dày

Cắt polyp dạ dày thường được chỉ định khi polyp dạ dày tiến triển kích thước lớn hơn 0,5cm và không có dấu hiệu ung thư bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật polyp dạ dày. Vậy phương pháp mổ cắt polyp dạ dày được thực hiện như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Phương pháp mổ cắt polyp dạ dày

Polyp dạ dày là gì?

Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Bệnh thường được phát hiện ở các bệnh nhân khi nội soi dạ dày. Qua nội soi có thể sinh thiết polyp để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán polyp thuộc loại tế bào nào, đã có biến chứng ung thư chưa để có kế hoạch theo dõi và điều trị kịp thời.

Phương pháp mổ cắt polyp dạ dày

Để chẩn đoán Polyp dạ dày, phương pháp hiệu quả, cho kết quả chuẩn xác là nội soi dạ dày

Khi nào cần mổ cắt polyp dạ dày?

Phẫu thuật cắt polyp dạ dày thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Polyp dạ dày có kích thước lớn hơn 0,5cm
  • Polyp tuyến nghi ngờ có nguy cơ ung thư hóa về sau

Phương pháp mổ cắt polyp dạ dày thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật nội soi cắt polyp dạ dày là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Ở phương pháp này bác sĩ sẽ luồn 1 sợi dây thòng lọng qua ống nội soi rồi tiến hành đưa ống nội soi qua đường miệng xuống dưới dạ dày. Dây thòng lọng sẽ được đặt dưới đáy của polyp và dùng để cắt rời cuống của polyp sau khi đốt đáy polyp bằng dòng điện. Quá trình phẫu thuật cắt polyp trong lòng dạ dày sẽ được theo dõi và kiểm soát qua máy tính. Polyp sau khi được cắt bỏ sẽ được đưa đi làm xét nghiệm sinh thiết để tầm soát ung thư.

Tìm hiểu thêm: Hình ảnh Barrett thực quản

Phương pháp mổ cắt polyp dạ dày

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu khám thai tuần 18 thực hiện những dịch vụ nào?

Phẫu thuật polyp dạ dày tại Bệnh viện Thu Cúc

Sau phẫu thuật cắt polyp dạ dày bệnh nhân có thể được ra viện sau 24-48h. Người bệnh nên chú ý:

  • Ngày đầu tiên sau mổ bệnh nhân không được ăn gì, chỉ được uống sữa
  • Ăn cháo loãng và nguội trong những ngày sau đó
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp dễ tiêu hóa và không bị táo bón
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Theo dõi tính chất phân trong ngày
  • Không nên làm việc nặng trong vòng 1 tuần đầu
  • Tái khám khi đến lịch hẹn, nếu thấy bất thường khám ngay

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *