Phương pháp nhổ răng khôn siêu âm Piezotome

Nhổ răng khôn không quá xa lạ với nhiều người nhưng hầu hết ai trong trường hợp mọc răng khôn cũng đều ái ngại vì phần lớn chúng đều phải nhổ bỏ và gây ra những cơn đau trước và sau nhổ rất khó chịu. Khắc phục nhược điểm lớn này, công nghệ nhổ răng khôn siêu âm ra đời, vậy thực chất nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm là gì?

Bạn đang đọc: Phương pháp nhổ răng khôn siêu âm Piezotome

1. Nhổ răng khôn siêu âm

Phương pháp nhổ răng khôn siêu âm Piezotome

Nhổ răng siêu âm Piezotome là phương pháp được sử dụng ưa chuộng hiện nay

Nhổ răng khôn siêu âm còn được biết đến với cái tên cụ thể là phương pháp nhổ răng khôn siêu âm Piezotome. Với phương pháp này, thay vì sử dụng tay khoan truyền thống thì bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thiết bị phát sóng siêu âm Piezotome để hỗ trợ làm rời chiếc răng khôn một cách dễ dàng. Mũi cắt siêu âm có tác dụng như chiếc dao cắt/ khoan ở phương pháp truyền thống, song thực tế mũi cắt này được hình thành từ các sóng siêu âm Piezotome. Có thể nói đây là một bước tiến lớn trong phát triển nha khoa trên toàn thế giới, giúp cho việc điều trị răng khôn trở nên êm ái và nhẹ nhàng hơn.

Xét về cấu tạo của thiết bị Piezotome có các bộ phận sau đây:

– Một tay cầm có Led giúp phẫu thuật thuận tiện thông qua màn hình cảm ứng, giúp điều chỉnh hướng các mũi cắt sóng siêu âm một cách chính xác.

– Bộ phận điều chỉnh mức năng lượng sóng siêu âm tùy thuộc theo thao tác của bác sĩ và mức độ phức tạp của ca nhổ răng.

– Hệ thống bơm nước tưới liên tục giúp giảm nhiệt, tránh bỏng rát và không gây hoại tử tế bào xương do nhiệt.

Khi hoạt động, các tần số bước sóng siêu âm được thay đổi để phù hợp với tình trạng của bệnh nhân, giúp quá trình phẫu thuật được diễn ra một cách rất êm ái. Thiết bị đầu máy siêu âm sẽ được di chuyển xung quanh chân răng để làm tách các dây chằng xung quanh răng khôn và thân răng. Đồng thời nướu và chân răng cũng được tách ra một cách dễ dàng. Khi thao tác hoàn thành, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để gắp răng khôn ra ngoài. Về cơ bản, quá trình nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome diễn ra rất đơn giản, quá trình thực hiện cũng ít phức tạp hơn phương pháp truyền thống rất nhiều.

2. Những ưu điểm và nhược điểm của nhổ răng không siêu âm

Tìm hiểu thêm: Sâu ăn răng như thế nào, chuyên gia giải đáp

Phương pháp nhổ răng khôn siêu âm Piezotome

Phương pháp nhổ răng khôn siêu âm Piezotome giúp giảm đau, nhanh lành thương

Với cấu tạo lưỡi cắt bằng sóng siêu âm, phương pháp nhổ răng siêu âm Piezotome có nhiều ưu điểm nổi bật như:

– Các thao tác cắt có độ chính xác cao hơn rất nhiều phương pháp nhổ răng bằng cắt, khoan không thường, chính vì thế giúp giảm thiểu tổn thương trong quá trình nhổ răng.

– Tránh được nhiều tổn thương do nhiệt gây ra nhờ hệ thống tưới liên tục, đồng thời giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều trong quá trình nhổ răng.

– Thao tác cắt răng cũng như mở xương, đặc biệt với các ca nhổ răng khó (răng mọc ngầm, mọc ngang, răng khôn có chân phức tạp,….) được thực hiện dễ dàng, giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tới các dây thần kinh quanh răng.

– Sóng siêu âm tiếp xúc với răng một cách êm ái, âm thanh khi nhổ răng siêu âm cũng rất nhẹ nhàng, rất ít tiếng ồn, chính vì thế mà giúp bệnh nhân cảm thấy bớt căng thẳng và sợ hãi hơn.

– Lưỡi cắt bằng sóng siêu âm có khả năng cắt rất mỏng, ít ảnh hưởng mô xương hơn các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, với phương pháp nhổ răng siêu âm này, quá trình phục hồi sau nhổ răng cũng được kiểm soát tốt hơn và nhanh chóng hơn.

Mặc dù có những ưu điểm vượt trội song phương pháp cũng tồn tại nhược điểm là: thời gian nhổ răng thường diễn ra lâu hơn so với phương pháp truyền thống. Thêm vào đó, chi phí cho một lần nhổ răng siêu âm thường cao hơn so với phương pháp cũ.

3. Các bước tiến hành khi nhổ răng khôn bằng phương pháp Piezotome

Vậy nhổ răng khôn bằng phương pháp Piezotome sẽ diễn ra như thế nào? Về cơ bản các bước thực hiện sẽ thương tự như phương pháp thông thường. Tuy nhiên ở bước cắt, khoan và nhổ răng sẽ được ứng dụng công nghệ Piezotome thay vì sử dụng khoan, cắt truyền thống. Cụ thể

3.1. Thăm khám tình trạng răng khôn

Thăm khám tình trạng răng khôn giúp bác sĩ nha khoa đánh giá sơ bộ về mức độ nghiêm trọng của việc răng khôn mọc lệch. Trong trường hợp mọc răng khôn có xuất hiện áp xe mủ, người bệnh cần được điều trị hết ổ viêm trước khi nhổ răng.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng trước khi thực hiện nhổ răng.

3.2. Chụp X Quang và phân tính tình trạng mọc lệch

Phương pháp nhổ răng khôn siêu âm Piezotome

>>>>>Xem thêm: Niềng răng hiệu quả: Những lưu ý khi niềng răng quan trọng nhất

Chụp XQuang răng trước khi nhổ răng

Thông qua hình ảnh thu được, vị trí mọc lệch của răng khôn được hiển thị. Với hình ảnh này, bác sĩ sẽ phân tích và đánh giá mức độ khó của nhổ răng. Đồng thời sẽ giải thích sơ bộ về việc nhổ răng khôn cho người bệnh.

3.3. Tiến hành nhổ răng khôn

Trước mỗi ca nhổ răng khôn, bạn đều được gây tê để giảm thiểu cơn đau gây ra trong quá trình nhổ răng. Sau đó, công nghệ Piezotome bắt đầu được ứng dụng dể mở xương và chia cắt chân răng đối với các răng khôn mọc ngầm hoặc thực hiện chia cắt chân răng đối với các răng khôn ít phức tạp hơn. Do âm thanh và chuyển động của dao cắt siêu âm Piezotome rất êm ái nên khi thực hiện bạn hãy thả lỏng và không nên quá căng thẳng để việc thực hiện được dễ dàng hơn.

3.4. Sau nhổ răng

Sau khi răng khôn được nhổ bỏ, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành cầm máu và kê đơn giảm đau, chống viêm cho bạn. Việc chăm sóc sau nhổ răng khôn là rất quan trọng bởi đây là một chiếc răng cối lớn, nằm sâu bên trong,… Chăm sóc đúng cách sẽ giảm nhanh chóng tình trạng sưng đau, hạn chế tối đa viêm, giúp phục hồi nhanh chóng. Vì thế bạn hãy thực hiện  đúng các hướng dẫn từ bác sĩ nha khoa nhé.

Trên đây là một số thông tin về phương pháp nhổ răng Piezotome. Như vậy, đối với việc nhổ răng khôn, bạn có thể cân nhắc sử dụng nhổ răng theo phương pháp này để giảm thiểu đau đớn trong quá trình nhổ răng, đồng thời giúp việc lành thương được diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, hãy lựa chọn một địa chỉ nha khoa thực sự uy tín và có chất lượng để thực hiện nhổ răng một cách an toàn và hiệu quả nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *