Phương pháp nội soi dạ dày phổ biến và các bước thực hiện

Nội soi dạ dày (nội soi đường tiêu hóa trên) là thủ thuật tốt nhất để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thực quản – dạ dày – tá tràng. Hiện nay có 3 phương pháp nội soi phổ biến gồm nội soi qua đường miệng, nội soi qua đường mũi và nội soi gây mê, được thực hiện khi người bệnh có các triệu chứng bất thường về sức khỏe tiêu hóa.

Bạn đang đọc: Phương pháp nội soi dạ dày phổ biến và các bước thực hiện

1. Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là phương pháp dùng để quan sát phần trên của ống tiêu hóa (gồm thực quản, dạ dày, hành tá tràng, tá tràng) bằng một ống nội soi mềm đi qua đường miệng hoặc đường mũi.

Ống nội soi mềm gắn camera có thể đi sâu vào từng ngóc ngách trong ống tiêu hóa và thu hình trực tiếp chiếu lên màn hình. Nhờ đó, bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương và dấu hiệu bất thường tại dạ dày, đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp.

Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả hàng đầu trong tầm soát và điều trị các bệnh lý dạ dày. Ngay trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể tiến hành cắt polyp và các khối u, lấy dị vật, điều trị giãn tĩnh mạch,… mà không cần phẫu thuật.

Phương pháp nội soi dạ dày phổ biến và các bước thực hiện

Nội soi dạ dày là phương pháp tốt nhất để phát hiện các bệnh lý ống tiêu hóa trên

2. Phương pháp nội soi dạ dày được ứng dụng phổ biến

Hiện nay có 3 phương pháp nội soi đường tiêu hóa trên được sử dụng, gồm: nội soi qua đường miệng, nội soi qua đường mũi và nội soi gây mê (nội soi không đau). Cả 3 phương pháp đều đảm bảo độ chính xác cao, nhưng mỗi phương pháp lại có ưu, nhược điểm riêng. Người bệnh có thể lựa chọn hoặc được chỉ định phương pháp nội soi trong từng trường hợp cụ thể.

2.1. Nội soi dạ dày qua đường miệng

Ở phương pháp nội soi truyền thống này, ống nội soi sẽ được đưa từ hầu họng đi qua thực quản xuống dạ dày. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, thời gian chuẩn bị nhanh, phù hợp với nhiều đối tượng và tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, hình thức nội soi dạ dày qua đường miệng lại có nhược điểm là gây cảm giác khó chịu, buồn nôn cho người bệnh trong quá trình thực hiện.

2.2. Nội soi dạ dày qua đường mũi

Ống nội soi nhỏ sẽ được đưa qua lỗ mũi của bệnh nhân sau khi được xịt tê. Ống soi sẽ đi qua họng dẫn xuống đến thực quản, dạ dày, tá tràng và hành tá tràng để có thể quan sát niêm mạc ống tiêu hóa.

Nội soi qua đường mũi tránh được sự kích thích lên lưỡi gà – vòm khẩu cái nên bệnh nhân không khó chịu, đau hay buồn nôn. Bệnh nhân luôn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện, có thể nói chuyện, trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

Nhược điểm của kỹ thuật này là không thực hiện được đối với những trường hợp bị hẹp khe mũi, có bệnh lý vùng mũi hoặc dị dạng vách ngăn. Mặt khác, bác sĩ sẽ không thực hiện được ngay những thủ thuật như lấy dị vật, cắt polyp, cầm máu, thắt tĩnh mạch thực quản, tiêm xơ, nong hẹp… và phải chuyển sang soi đường miệng.

2.3. Nội soi dạ dày gây mê

Đây là phương pháp nội soi qua đường miệng có gây mê. Người bệnh hoàn toàn không có cảm giác khó chịu do được đưa vào trạng thái tiền mê trước khi nội soi. Nhờ đó, quá trình nội soi diễn ra êm ái như một giấc ngủ ngon.

Nội soi sử dụng lượng thuốc mê ít, thời gian gây mê ngắn nên người bệnh sẽ tỉnh dậy nhanh sau nội soi và không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể tiến hành cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu ổ loét và các thủ thuật khác thuận lợi và an toàn hơn.

Nội soi gây mê có chi phí cao hơn 2 phương pháp nội soi kể trên, thời gian chuẩn bị lâu hơn và người bệnh có thể được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm. Phương pháp này cần có thêm bác sĩ gây mê và đòi hỏi phải theo dõi tác dụng phụ của thuốc mê, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Phương pháp nội soi dạ dày phổ biến và các bước thực hiện

Nội soi gây mê tại Thu Cúc TCI mang đến trải nghiệm không đau, không khó chịu

3. Khi nào cần nội soi dạ dày?

Những trường hợp được chỉ định thực hiện nội soi bao gồm:

– Đau bụng không rõ lý do.

– Đau thượng vị (vùng bụng trên rốn), buồn nôn sau ăn.

– Giảm cân không rõ lý do.

– Ợ chua, ợ hơi, nuốt nghẹn, chậm tiêu, trào ngược thức ăn.

– Kém hấp thu dù ăn uống đầy đủ.

– Thiếu máu, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen.

– Đau ngực nhưng tình trạng tim mạch bình thường.

– Những người đang dùng thuốc chống viêm, giảm đau, gây đau thượng vị.

– Người đang theo dõi bệnh lý dạ dày được khuyến cáo nội soi kiểm tra định kỳ.

– Người có nguy cơ mắc polyp có yếu tố gia đình.

– Người khỏe mạnh không có triệu chứng bất thường cũng có thể thực hiện nội soi để sàng lọc các bệnh lý và tầm soát ung thư đường tiêu hóa trên.

4. Tác dụng của nội soi dạ dày

Triệu chứng của các bệnh lý dạ dày – tá tràng thường khó phân biệt và dễ nhầm lẫn. Nội soi là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện các tổn thương của dạ dày, phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa trên.

– Xác định nguyên nhân của các dấu hiệu bất thường: Khi người bệnh có những triệu chứng bất thường liên quan đến đường tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, ợ chua, xuất huyết tiêu hóa…), thủ thuật nội soi sẽ giúp bác sĩ dễ dàng xác định được nguyên nhân gây ra các triệu chứng đó.

– Chẩn đoán: Từ hình ảnh nội soi và kết quả sinh thiết, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh lý của người bệnh.

– Điều trị: Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh lý. Các thủ thuật lấy dị vật, cắt polyp, nong thực quản… sẽ được bác sĩ thực hiện ngay trong quá trình nội soi mà không cần phẫu thuật.

5. Quy trình nội soi dạ dày tại Thu Cúc TCI

Để mang lại sự êm ái nhất cho người bệnh trong quá trình nội soi cũng như sự an tâm, tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng, TCI luôn tiến hành đầy đủ các bước thăm khám trước, trong và sau khi nội soi theo một trình tự chặt chẽ, khoa học, tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc quy định của Bộ Y tế.

5.1. Khám với bác sĩ chuyên khoa và làm các xét nghiệm cần thiết

Dựa vào các triệu chứng gặp phải, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng và phương pháp nội soi cần thiết nhất.

Tìm hiểu thêm: Chụp CT não có nguy hiểm không? Khi nào cần thực hiện?

Phương pháp nội soi dạ dày phổ biến và các bước thực hiện

Người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết trước nội soi

5.2. Làm hồ sơ trước nội soi

Điều dưỡng sẽ tiến hành tư vấn, hỏi thăm tình trạng sức khỏe, bệnh sử của người bệnh; đo huyết áp để đảm bảo cho quá trình nội soi diễn ra an toàn nhất.

5.3. Chuẩn bị trước nội soi

– Người bệnh uống thuốc tan bọt dạ dày, có công dụng đánh tan bọt có trong dạ dày, giúp các bác sĩ quan sát rõ các tổn thương nếu có.

– Người bệnh thay trang phục nội soi, nhận bộ dụng cụ nội soi siêu sạch hoàn toàn mới (gồm kính oxy, kìm sinh thiết, canuyn – miếng giữ cho miệng mở khi nội soi).

– Với nội soi không đau, người bệnh cần đặt đường truyền trước khi tiến hành gây mê. Việc truyền dịch này giúp duy trì đường ven, tạo thuận lợi cho quá trình gây mê cũng như giúp khách hàng đỡ cảm giác mệt mỏi khi phải nhịn ăn trong thời gian dài.

Người bệnh được gây mê bằng máy bơm tiêm điện tự động. Thiết bị hiện đại này sẽ đong đếm chính xác lượng thuốc mê dựa trên các chỉ số cơ thể của từng bệnh nhân như cân nặng, chiều cao, giới tính,…  Từ đó đường truyền mê diễn ra liên tục, bệnh nhân không bị tỉnh dậy giúp quá trình nội soi vô cùng êm ái.

5.4. Tiến hành nội soi

Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi đi đến từng ngóc ngách của thực quản – dạ dày – tá tràng từ đó phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có). Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành nội soi can thiệp như sinh thiết để xác định tình trạng vi khuẩn HP hoặc cắt polyp (nếu người bệnh có nhu cầu và polyp đủ điều kiện cắt),…

5.5. Tỉnh mê – rút đường truyền

Sau khi kết thúc quá trình nội soi, người bệnh sẽ được đưa ra phòng lưu viện để nghỉ ngơi và rút đường truyền.

5.6. Nhận kết quả và đồ ăn nhẹ

Người bệnh được đo huyết áp một lần nữa để chắc chắn rằng sức khỏe đã ổn định. Lúc này điều dưỡng sẽ gửi kết quả và 1 suất ăn nhẹ miễn phí sau nội soi, giúp người bệnh giảm cảm giác đói sau một khoảng thời gian dài nhịn ăn.

Phương pháp nội soi dạ dày phổ biến và các bước thực hiện

>>>>>Xem thêm: [Giải đáp] Chẩn đoán hình ảnh gồm những gì?

Người bệnh đọc kết quả nội soi cùng bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa

5.7. Đọc kết quả cùng bác sĩ chuyên khoa

Căn cứ vào kết quả nội soi bác sĩ sẽ giải thích rõ tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ tối ưu nhất cho từng bệnh nhân.

Việc nội soi tiêu hóa không hề đáng sợ, nhất là với phương pháp nội soi không đau, quá trình thực hiện diễn ra vô cùng nhẹ nhàng và êm ái. Mỗi người nên chủ động tiến hành nội soi dạ dày để kiểm soát sức khỏe tiêu hóa của bản thân, đặc biệt khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *