Phương pháp phẫu thuật khớp gối

Phẫu thuật khớp gối được xem là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao để thay thế khớp gối bị hư hại. Tìm hiểu thông tin về phương pháp điều trị này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong quá trình chữa trị và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Phương pháp phẫu thuật khớp gối

1. Phẫu thuật khớp gối là gì?

Phẫu thuật khớp gối thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp tổn thương nghiêm trọng ở khớp gối do bệnh thoái hóa khớp, biến chứng vùng khớp gối sau chấn thương hay do các nguyên nhân khác. Với phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần đầu xương đã bị hư và tái tạo bằng khớp nhân tạo để bảo vệ, tránh tình trạng các đầu xương tiếp xúc với nhau khi di chuyển, hạn chế đau đớn cho người bệnh, đồng thời sửa chữa biến dạng của các khớp, trục chi.

Phương pháp phẫu thuật khớp gối

Với phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần đầu xương đã bị hư và tái tạo bằng khớp nhân tạo

2. Chỉ định phẫu thuật khớp gối trong những trường hợp nào?

Sau quá trình thăm khám khớp gối, các cơn đau của người bệnh sẽ cho bác sĩ kết luận được tình trạng bệnh có cần thay khớp hay không. Một số trường hợp thường được chỉ định thay khớp gối như:

– Người bệnh đau khớp gối nghiêm trọng. Tình trạng hao mòn khớp gối gây suy giảm vận động, tác động tiêu cực đến khả năng di chuyển, đi lại của người bệnh.

– Đau khớp gối kéo dài gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và giấc ngủ hằng ngày.

– Người bệnh không làm việc, sinh hoạt được như bình thường.

– Phần sụn khớp của người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng. Những phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.

– Người bệnh thoái hóa khớp gối, dính khớp gối, viêm khớp dạng thấp, chấn thương khiến sụn gối bị tổn thương.

– Mắc các bệnh lý khác tác động đến khớp gối như bệnh rối loạn đông máu, gout, chấn thương đầu gối, biến dạng khớp gối, gây đau và mất sụn.

– Kết quả chụp X-quang cho thấy khớp gối bị tổn thương và hư hại nhiều. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh không đau nhưng biến dạng chân nhiều, ảnh hưởng đến chức năng cũng có thể được chỉ định thay khớp gối.

3. Trước khi phẫu thuật khớp gối cần chuẩn bị gì ?

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám chi tiết, bổ sung đầy đủ hồ sơ bệnh án:

– Xác định tình trạng bệnh, mức độ tổn thương của khớp, đồng thời đánh giá những yếu tố nguy cơ, những biến chứng có thể xảy ra.

– Xét nghiệm: Chụp X-quang, xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tâm đồ,….

– Người bệnh đọc và ký đồng ý những bản cam kết sử dụng dịch vụ tại bệnh viện điều trị.

Người bệnh sẽ chia sẻ với bác sĩ những loại thuốc đã sử dụng. Bạn sẽ được hướng chi tiết cách sử dụng thuốc trước, trong và sau khi phẫu thuật. Khi có đầy đủ hồ sơ bệnh án, bác sĩ tiến hành gây mê hoặc gây tê cho người bệnh, đồng thời giải thích về giảm đau sau phẫu thuật.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần được điều trị một số vấn đề sức khỏe trước khi phẫu thuật như các ổ viêm đang tồn tại như sâu răng, tiểu buốt. Nếu có xây xát da hoặc viêm da tại vị trí phẫu thuật, bác sĩ cũng cần xử lý ổn định trước.

Tìm hiểu thêm: Massage thoát vị đĩa đệm và một số lưu ý

Phương pháp phẫu thuật khớp gối

Sau quá trình thăm khám khớp gối, các cơn đau của người bệnh sẽ cho bác sĩ kết luận được tình trạng bệnh có cần thay khớp hay không.

4. Kỹ thuật thực hiện phẫu thuật khớp gối

4.1. Phẫu thuật khớp gối toàn phần

Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần được xem là phương pháp điều trị cuối cùng đem lại hiệu quả cao với những người bệnh thoái hóa khớp gối nghiêm trọng ở giai đoạn III và IV, đồng thời điều chỉnh hoàn hảo các biến dạng khớp. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được cải thiện tình trạng đau, tránh nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.

4.2. Phẫu thuật khớp gối bán phần

Phẫu thuật thay khớp gối bán phần là sự lựa chọn thích hợp cho khớp gối không bị hỏng hoàn toàn. Chỉ cần thay một ngăn của khớp gối bị hư, có thể ngăn ngoài hay ngăn trong, giữ lại những ngăn vẫn còn hoạt động tốt. Phẫu thuật này thường nhẹ hơn so với thay khớp gối toàn phần, thời gian phục hồi cũng ngắn hơn.

5. Quy trình phẫu thuật khớp gối

– Nhập viện, nhận phòng, vệ sinh thân thể trước giờ mổ theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Điều dưỡng sẽ đánh dấu vết mổ cho người bệnh, để tránh nhầm lẫn bên không mổ.

– Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, và đưa người bệnh vào phòng mổ để chuẩn bị gây tê tủy sống hay gây mê.

– Phẫu thuật: Bác sĩ tiến hành rạch đường dọc giữa gối từ củ xương chày tới trên xương bánh chè, mở khớp gối, cắt bỏ các phần bị hư hỏng. Cắt các lát, tạo hình và đặt khớp nhân tạo vào, sau đó kiểm tra độ chính xác và độ vững của khớp gối nhân tạo. Tiếp đến bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu từ trong khớp ra và tiến hành khâu lại vết mổ. Ống dẫn lưu sẽ được rút ra sau 48 giờ đồng hồ.

Phương pháp phẫu thuật khớp gối

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

Phương pháp phẫu thuật khớp gối là thủ thuật được áp dụng nhiều trong y khoa.

6. Lưu ý cho người bệnh sau khi phẫu thuật

6.1. Sinh hoạt sau khi phẫu thuật khớp gối

– Khi tập đi, người bệnh phải sử dụng nạng/khung tập đi để đảm bảo an toàn.

– Mang nẹp gối cố định khi đứng lên, tập đi và buổi tối trước khi ngủ.

– Chỉ ngồi trên các loại ghế có tay vịn và tựa , tuyệt đối tránh quỳ, ngồi xổm, vặn người, nhảy sau phẫu thuật.

– Khi lên xe ô tô, người bệnh nên ngồi ghế trước, trượt mông ra phía sau rồi nhờ người đỡ thân và cả 2 chân vào xe cùng lúc.

– Tránh nâng vật quá nặng trên 10kg trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật.

6.2. Chế độ ăn dinh dưỡng sau phẫu thuật khớp gối

– Bổ sung nhiều nhiều thực phẩm dinh dưỡng để nạp dưỡng chất cho cơ thể, giúp vết thương mau lành.

– Sau phẫu thuật khớp gối, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ. Vì tình trạng táo bón có thể xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc giảm đau hoặc do ít di chuyển hoạt động sau khi mổ.

Phương pháp phẫu thuật khớp gối là thủ thuật được áp dụng nhiều trong y khoa. Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý lựa chọn phẫu thuật tại các bệnh viện uy tín, đầy đủ thiết bị và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để quá trình phẫu thuật được an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *