Đối với phụ nữ “ung thư vú” là một trong những nỗi lo đáng sợ nhất và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Cũng chính vì điều này mà trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền y học việc thực hiện tầm soát ung thư vú sớm sẽ giúp chị em phụ nữ có thể phòng ngừa và ngăn chặn được những biến chứng xấu có thể xảy ra. Vậy tầm soát là gì và được thực hiện như thế nào?
Bạn đang đọc: Phương pháp tầm soát ung thư vú của chị em phụ nữ là gì?
1. Ung thư vú nguy hiểm như thế nào?
Ung thư vú là một dạng khối u ác tính có khả năng gây tử vong cao ở nữ giới nếu như người bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh lý này thường bắt nguồn từ những ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở vị trí túi sữa hoặc ở các tiểu thùy.
Mặc dù là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, nhưng trên thực tế đã có hơn 80% bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn khi phát hiện kịp thời vào những giai đoạn đầu của bệnh. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ phát hiện ra được sự bất thường diễn ra trong các ống dẫn sữa và gọi chung là ung thư vú không xâm lấn. Khi đó, người bệnh thường sẽ được chỉ định cắt bỏ khối u để ngăn chặn sự di căn và sử dụng thêm phương pháp xạ trị.
Tuy nhiên, khi khối u ngày càng lớn, xâm lấn và lan rộng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như xương, não, gan và phổi thì việc điều trị lúc này sẽ trở nên vô cùng vất vả. Bác sĩ thường sẽ chỉ định điều trị toàn thân tích cực và sức khỏe của người bệnh luôn phải đứng giữa ranh giới “báo động đỏ”.
Chính vì vậy, khi hiểu được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, chúng ta mới thực sự cảm nhận rõ ràng được tầm soát ung thư vú chiếm vai trò quan trọng lớn đến như thế nào.
Ung thư vú là một dạng khối u ác tính có khả năng gây tử vong cao ở nữ giới nếu như người bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
2. Thời điểm bạn nên thực hiện tầm soát ung thư vú là khi nào?
Từ tuổi 30 trở đi được xem là thời điểm thích hợp nhất để bạn thực hiện các biện pháp tầm soát ung thư vú, tuy nhiên với mỗi bệnh nhân cũng sẽ có những yêu cầu nhất định như sau:
– Đối với những người bắt đầu từ 30 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm có nguy cơ cao, không có dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm thì nên thăm khám định kỳ tại cơ sở chuyên khoa 1 năm 1 lần.
– Đối với những người bắt đầu từ 30 tuổi trở lên nhưng nằm trong nhóm nguy cơ cao thì ngoài việc thăm khám cần kết hợp thêm chụp cộng hưởng từ MRI.
– Với những chị em từ 40 tuổi trở lên, mặc dù không nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao cũng nên thăm khám định kỳ hằng năm kết hợp với chụp X-quang tuyến vú.
Hiện nay có các phương pháp tầm soát ung thư vú bằng chẩn đoán hình ảnh như là: Chụp X-quang tuyến vú, siêu âm tuyến vú và chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú.
Từ tuổi 30 trở đi được xem là thời điểm thích hợp nhất để bạn thực hiện các biện pháp tầm soát ung thư vú
2.1 Chụp X-quang tuyến vú
Chụp X-quang tuyến vú là một thủ thuật được sử dụng bằng tia X với cường độ thấp và chiếu vào các mô tuyến vú để thu lại được hình ảnh tại tuyến vú. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ có thể phát hiện được những dấu hiệu bất thường và khối u ở giai đoạn sớm, ngay cả khi bệnh nhân chưa phát hiện hay sờ thấy.
Ưu điểm của phương pháp này đó là có thời gian thực hiện nhanh chóng, không xâm lấn, chi phí thấp và cho ra kết quả chính xác cao. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, khi bệnh nhân tầm soát bằng phương pháp chụp X-quang đã có thể giảm đến 30% tỷ lệ tử vong của ung thư vú. Chính vì vậy, mỗi chị em phụ nữ đều được bác sĩ khuyên rằng, nên tiến hành chụp X-quang tối thiểu 1 lần trong năm.
Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư đường tiêu hóa phát hiện ra polyp
Chụp X-quang tuyến vú là một thủ thuật được sử dụng bằng tia X với cường độ thấp và chiếu vào các mô tuyến vú để thu lại được hình ảnh tại tuyến vú
2.2 Phương pháp siêu âm tuyến vú
Siêu âm tuyến vú là một phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh bằng cách xây dựng và tái tạo lại hình ảnh về cấu trúc bên trong vú và cơ thể. Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán được những tổn thương nhỏ có đường kính dưới 5mm và hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong việc phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu.
Với phương pháp này sẽ có nhiều ưu điểm nổi trội như là: Tránh cho bệnh nhân không phải tiếp xúc với tia X, có thể chẩn đoán được với những phụ nữ đang mang thai, trẻ em đang trong giai đoạn dậy thì, bệnh nhân nhạy cảm với tia X, những người có tuyến vú to và dày. Hơn nữa, trong suốt quá trình thực hiện người bệnh cũng cảm thấy dễ chịu hơn do không phải chịu sức ép vào vú khi phải chụp nhũ ảnh.
2.3 Chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú
Chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú là một phương pháp sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để có thể tạo ra được hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong tuyến vú.
Thông qua phương pháp này bác sĩ có thể đánh giá được mức độ của ung thư sau khi chẩn đoán hoặc đánh giá thêm được những bất thường trên nhũ ảnh. Đây cũng là phương pháp có tính an toàn cao do người bệnh sẽ không phải tiếp xúc với tia X, cho nên sẽ không bị ảnh hưởng với những bức xạ ion hóa.
Những trường hợp bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện MRI tuyến vú bao gồm:
– Đối với những người bác sĩ không thể chẩn đoán được chính xác thông qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tuyến vú thông thường, sẽ được chỉ định thực hiện MRI vú để xác định thương tổn.
– Cần được đưa ra những đánh giá chính xác về mức độ lan rộng của tổn thương ung thư vú sau chẩn đoán.
– Những người đã mắc ung thư vú cần kiểm tra vú đối bên.
– Những người bác sĩ đang nghi ngờ có sự tái phát của khối u.
– Tầm soát dành cho những bệnh nhân thuộc đối tượng có nguy cơ cao,…
Vì vậy, để biết được chính xác mình cần phải làm thế nào để tầm soát ung thư vú, bạn cần phải thăm khám trực tiếp với bác sĩ để có những chỉ định phù hợp nhất.
Chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú là một phương pháp sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để có thể tạo ra được hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong tuyến vú
3. Dấu hiệu “báo động đỏ” về nguy cơ mắc ung thư vú
Bên cạnh việc thực hiện tầm soát thường xuyên để ngăn chặn kịp thời nguy cơ mắc ung thư vú, bạn cần chú ý đến những triệu chứng và dấu hiệu mà cơ thể đang cảnh báo để thăm khám kịp thời như là:
– Đau tức ngực: Với những khối u ác tính tại vú sẽ có nhiều kích thước khác nhau, có thể tồn tại dưới dạng khối u đơn lẻ, dưới dạng các khối u nằm rải rác ở phía sau núm vú hoặc dạng ở trong các ống dẫn sữa. Tất cả khối u này đều làm đẩy mô vú, gây ra cảm giác đau, sưng và khó chịu ở ngực.
– Ngứa ở ngực: Khi các tế bào ung thư phát triển nhanh sẽ ngăn chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho các chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da và gây cảm giác ngứa khó chịu cho người bệnh.
– Đau lưng, vai, gáy: Những cơn đau lưng, đau mỏi vai gáy ở các bệnh nhân ung thư vú thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai. Triệu chứng này thường rất dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống, vì thế đã khiến cho rất nhiều người chủ quan.
– Có dấu hiệu thay đổi hình dạng và kích thước vú: Khi bị ung thư vú, ngực của người bệnh thường to hơn, chảy xuống thấp hơn và có hình dạng khác thường.
– Có sự thay đổi ở núm vú: Núm vú của bạn sẽ có thể dẹt hơn, thụt vào bên trong, hay tiết dịch từ núm vú và có thể lẫn kèm máu. Da của núm vú dần trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm.
– Sưng hoặc có khối u, nổi hạch ở nách: Hạch bạch huyết có thể là nguyên nhân của bệnh cảm cúm, nhiễm trùng nhưng cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.
– Ngực bị đỏ, sưng: Nếu như bạn thấy ngực có dấu hiệu nóng, hay ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau, đó có thể đó chính là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm vú, nhưng ngoài ra cũng có thể là ung thư vú dạng viêm.
>>>>>Xem thêm: Khí hư lẫn máu giữa chu kỳ là biểu hiện của bệnh gì?
Thường xuyên cảm thấy đau tức ngực có thể là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng ung thư vú.
Hy vọng với bài viết này đã cho bạn một cái nhìn rõ nét hơn về bệnh lý ung thư vú và các phương pháp tầm soát ung thư vú hiện nay. Có thể thấy rằng, với bệnh lý đặc biệt nguy hiểm này thì tầm soát là điều không thể thiếu đối với mỗi chị em phụ nữ. Vì vậy, bạn hãy cố gắng thăm khám định kỳ hằng năm cũng như lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để đạt được kết quả chính xác nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.