Polyp cổ tử cung là khối u dài phát triển trên bề mặt cổ tử cung hoặc bên trong ống cổ tử cung. Thông thường chỉ có một hoặc hai polyp ở cổ tử cung. Theo thống kê khoảng 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có polyp cổ tử cung, đặc biệt phổ biến nhất là những chị em từ 40 – 50 tuổi, đã sinh đẻ ít nhất một lần.
Bạn đang đọc: Polyp cổ tử cung là gì?
Polyp cổ tử cung là gì?
Theo thống kê khoảng 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có polyp cổ tử cung, đặc biệt phổ biến nhất là những chị em từ 40 – 50 tuổi, đã sinh đẻ ít nhất một lần.
Polyp hầu như không bao giờ xuất hiện ở những trường hợp mới bắt đầu có kinh nguyệt. Ngoài ra polyp cổ tử cung cũng thường gặp trong thai kỳ do sự gia tăng của nồng độ estrogen. Phần lớn polyp cổ tử cung là lành tính (không phải ung thư) và thường không có triệu chứng mà chỉ được phát hiện tình cờ khi khám phụ khoa định kỳ.
Triệu chứng của polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng dưới đây, nên nhanh chóng đi khám:
- Âm đạo tiết dịch nhầy màu trắng hoặc vàng.
- Chảy máu bất hường giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục, sau khi thụt rửa hoặc sau khi mãn kinh.
- Chảy máu rất nhiều trong chu kỳ kinh (rong kinh)
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra polyp cổ tử cung vẫn chưa được xác định tuy nhiên có thể liên quan tới một số yếu tố sau:
- Nồng độ estrogen tăng (nội tiết tố sinh dục nữ)
- Mắc các bệnh viêm nhiễm mạn tính ở cổ tử cung, âm đạo, tử cung
- Mạch máu bị tắc
Chẩn đoán
Polyps rất dễ nhìn thấy trong khám phụ khoa định kỳ. Lúc này bác sĩ có thể phát hiện thấy polyp cổ tử cung có màu đỏ hoặc tím, có đầu, mềm, nhô ra từ ống cổ tử cung. Sinh thiết (mẫu mô) polyp cũng sẽ được thực hiện và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Kết quả cho thấy các tế bào thường polyp lành tính. Trong trường hợp hiếm hoi, có thể có các tế bào bất thường hoặc tăng trưởng tiền ung thư.
Hỗ trợ điều trị
Trong những trường hợp nhẹ, polyp cổ tử cung có thể hỗ trợ điều trị nội khoa (bằng thuốc). Nhìn chung phương pháp hỗ trợ điều trị chính thường là cắt bỏ. Nếu polyp có kích thước nhỏ, các bác sĩ có thể thực hiện xoắn polyp. Đây là một thủ thuật đơn giản, thực hiện nhanh chóng và không gây đau đớn cho người bệnh. Trong đó bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt, được gọi là kẹp polyp, để giữ lấy phần chân polyp và sau đó nhẹ nhàng vặn xoắn kéo polyp ra. Một số loại thuốc giảm đau nhẹ có thể được sử dụng để giảm sự khó chịu hay bị chuột rút trong hoặc sau khi xoắn polyp cổ tử cung.
Mẫu polyp sẽ được chuyển tới phòng thí nghiệm để phân tích. Người bệnh có thể được hỗ trợ điều trị bằng thuốc kháng sinh trong trường hợp polyp có dấu hiệu viêm nhiễm. Nếu polyp là ác tính (ung thư), việc hỗ trợ điều trị sẽ phụ thuộc vào loại và giai đoạn của khối u.
Nếu polyp có kích thước quá to, bác sĩ có thể chỉ định cắt polyp và đốt chân polyp bằng điện để ngăn ngừa tái phát.
Phòng chống
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm cổ tử cung bằng áp lạnh
>>>>>Xem thêm: U xơ tử cung dạng adenomyosis: Nhận biết và phòng ngừa
Khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời nếu có tăng trưởng polyp.
Cắt polyp là một thủ tục đơn giản, an toàn, và không xâm lấn. Tuy nhiên nếu đã từng có polyp, nguy cơ tái phát là rất cao. Khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời nếu có tăng trưởng polyp.
Bởi vì một số bệnh viêm nhiễm có liên quan tới sự xuất hiện của polyp cổ tử cung, một vài bước đơn giản sau có thể làm giảm nguy cơ của chị em:
- Nên mặc quần cao bằng vải cotton thoáng mát
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Thường xuyên khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm Pap theo chỉ định của bác sĩ
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.