Polyp đại tràng có gây táo bón không? Điều trị ra sao?

Polyp đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa thường phổ biến ở đối tượng từ 40 tuổi nhưng đang có xu hướng dần trẻ hóa. Một trong những thắc mắc được quan tâm là polyp đại tràng có gây táo bón không? Cùng tìm hiểu ngay và hướng dẫn thực hiện điều trị đúng cách.

Bạn đang đọc: Polyp đại tràng có gây táo bón không? Điều trị ra sao?

1. Polyp là gì?

Polyp là tổ chức có hình dạng giống khối u, tăng sinh từ các lớp niêm mạc, phát triển đẩy lồi vào bên trong lòng ống tiêu hóa. Polyp có dạng có cuống hoặc không cuống. Đa phần polyp là lành tính nhưng vẫn có tỷ lệ polyp tăng sinh, biến đổi tế bào thành ác tính.

Theo các chuyên gia đánh giá, polyp dạ dày đại tràng có thể gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân hình thành polyp chưa được xác định rõ song có thể nhận biết các yếu tố làm tăng nguy cơ có polyp bao gồm:

– Người từ 40 tuổi có nguy cơ có polyp cao hơn.

– Người có chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều chất béo, ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn.

– Người hút thuốc lá, uống rượu bia.

– Người sống trong môi trường độc hại, tiếp xúc với các thành phần hóa chất độc hại.

– Người có tiểu sử gia đình có thành viên mắc polyp dạ dày/đại tràng.

Polyp đại tràng có gây táo bón không? Điều trị ra sao?

Một người có thể có một hoặc có nhiều polyp đại tràng cùng lúc.

2. Polyp đại tràng có gây táo bón không?

2.1. Giải đáp: Polyp đại tràng có gây táo bón không?

Hầu hết các trường hợp có polyp đại tràng thường âm thầm phát triển và không gây ra triệu chứng hay ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp polyp gây ra tình trạng táo bón, làm rối loạn đại tiện. Lý giải về nguyên nhân polyp gây táo bón là khi polyp có kích thước lớn chiếm mất một phần chu vi lòng đại tràng sẽ dẫn tới ứ đọng phân ở đại tràng và gây ra táo bón.

Ở nhiều trường hợp, polyp đại tràng có thể lớn tới 2-3cm thậm chí lớn hơn, chiếm gần trọn lòng đại tràng khiến người bệnh đại tiện rất khó khăn, đại tiện ra máu.

2.2. Polyp đại tràng gây táo bón có nguy hiểm không?

Các trường hợp polyp đại tràng gây táo bón thường có kích thước lớn. Polyp kích thước lớn thường có nguy cơ ác tính cao. Trên thực tế, có trên 50% ca bệnh ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp. Người bệnh cần thực hiện nội soi đại tràng kiểm tra, nếu phát hiện có polyp sẽ được chỉ định điều trị đúng phương pháp phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày ăn gì để cải thiện triệu chứng?

Polyp đại tràng có gây táo bón không? Điều trị ra sao?

Polyp đại tràng kích thước lớn chiếm trọn lòng đại tràng sẽ gây ra táo bón, rối loạn đại tiện.

3. Polyp có cần điều trị không? Điều trị như thế nào?

Như đã nói ở trên, polyp đại tràng có thể phát triển tăng sinh biến đổi ác tính. Vì vậy, điều trị polyp kịp thời là yêu cầu quan trọng giúp phòng chống tốt ung thư đường tiêu hóa.

Thông thường, với những polyp có kích thước từ 0,2cm-2cm, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp cắt polyp ngay qua nội soi. Những polyp nhỏ hơn có thể chưa cần điều trị, người bệnh thực hiện nội soi theo dõi định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cắt polyp qua nội soi là phương pháp hiện đại giúp điều trị loại bỏ polyp không đau, không mổ mở, không biến chứng, hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, với những trường hợp polyp quá lớn hoặc polyp mang tế bào ung thư sẽ không thể thực hiện phương pháp này mà thay vào đó là phẫu thuật cắt đi một phần hoặc toàn phần đại trực tràng.

4. Những câu hỏi liên quan đến cắt polyp qua nội soi được quan tâm

4.1. Cắt polyp qua nội soi có nguy hiểm không?

Cắt polyp qua nội soi là kỹ thuật hiện đại. Nếu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ nội soi chuyên môn cao, có trang thiết bị tiên tiến hỗ trợ sẽ đảm bảo thủ thuật được diễn ra thuận lợi và an toàn cho người bệnh. Không chỉ vậy, cắt polyp qua nội soi áp dụng phương pháp cắt hớt niêm mạc EMR và phương pháp cắt tách niêm mạc ESD, cho phép cắt trọn khối polyp, giảm thiểu nguy cơ chảy máu và nguy cơ biến chứng.

Polyp đại tràng có gây táo bón không? Điều trị ra sao?

>>>>>Xem thêm: Bệnh đường ruột là gì?

Can thiệp cắt polyp qua nội soi là thủ thuật an toàn, cho hiệu quả tốt.

4.2. Cắt polyp qua nội soi có đau không?

Khi thực hiện nội soi can thiệp cắt polyp, người bệnh ngủ ngon nhờ kỹ thuật gây mê nông. Đường truyền được duy trì liên tục, người bệnh sẽ không bị tỉnh lại giữa chừng trong quá trình nội soi cũng không hề có cảm giác đau đớn hay bị khó chịu. Cả sau cắt polyp, người bệnh vẫn giữ sức khỏe ổn định, không đau và có thể trở lại sinh hoạt và làm việc hằng ngày như bình thường.

4.3. Sau cắt polyp qua nội soi có cần nằm viện không?

Hầu hết các trường hợp cắt polyp thành công người bệnh có thể về nhà ngay mà không cần nằm viện. Tuy nhiên, với những trường hợp cắt polyp lớn, chân cắt polyp rộng, bác sĩ đánh giá có nguy cơ cao thì sẽ được hướng dẫn lưu viện 2-3 ngày để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Không chỉ vậy, quá trình hồi phục sau cắt polyp cũng khá nhanh chóng và không gây quá nhiều khó khăn với người bệnh.

4.4. Chăm sóc người bệnh sau cắt polyp

Mặc dù người bệnh sau cắt polyp không cần lưu viện nhưng bác sĩ vẫn phải căn dặn kỹ lưỡng về 5 yêu cầu cần tuân thủ như sau để không làm ảnh hưởng tới vết cắt:

– Người bệnh ăn đồ ăn mềm như cháo, súp và uống sữa, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, tránh để bị táo bón, tránh rối loạn tiêu hóa trong vòng 3 ngày đầu.

– Không dùng thức ăn hay đồ uống quá chua hoặc cay. Không uống rượu bia và không uống các đồ uống có gas.

– Người bệnh cần tuân thủ đúng theo đơn thuốc được bác sĩ điều trị chỉ định.

– Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn, không làm việc quá sức, không bê vác vật nặng ít nhất trong vòng 14 ngày đầu.

– Trong trường hợp người bệnh có các biểu hiện bất thường như sốt, đau bụng, đại tiện ra máu cần tái khám ngay.

– Người bệnh tuân thủ đúng theo lịch nội soi tái khám sau cắt polyp của bác sĩ nhằm kiểm tra vết cắt cũng như phát hiện các bất thường nếu phát sinh.

Polyp đại tràng có gây táo bón không có câu trả lời là có. Mỗi người khi có các dấu hiệu tiêu hóa bất thường cần chủ động thực hiện nội soi dạ dày đại tràng tại cơ sở uy tín nhằm tầm soát bệnh lý cũng như ung thư đường tiêu hóa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *