Polyp đại tràng ra máu có nguy hiểm không, xử lý như thế nào?

Polyp đại tràng ra máu liệu có phải một dấu hiệu bất thường cảnh báo về mức độ nguy hiểm của bệnh? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây cũng như xử lý đúng cách với trường hợp polyp ra máu.

Bạn đang đọc: Polyp đại tràng ra máu có nguy hiểm không, xử lý như thế nào?

1. Polyp đại tràng là gì?

Polyp đại tràng là những khối mô phát triển bất thường ở lớp niêm mạc lòng đại trực tràng, có thể có cuống hoặc không cuống. Đa phần các polyp thường lành tính nhưng theo thời gian, một số loại polyp có khả năng tăng kích thước lớn lên hoặc biến đổi tế bào gây nguy cơ cao phát triển thành ác tính.

Hiện nay, chưa xác định rõ chính xác về nguyên nhân hình thành polyp đại tràng nhưng có thể điểm mặt những nhóm nguy cơ làm tăng khả năng mắc polyp đại trực tràng:

– Tuổi tác: Polyp đại tràng thường xuất hiện ở người từ 50 tuổi và hiện nay độ tuổi có polyp ngày càng trẻ hóa.

– Thói quen sinh hoạt: Người ăn uống thất thường, uống nhiều rượu bia, người hút thuốc lá, người không vận động,… có nguy cơ mắc polyp cao hơn bình thường.

– Bị béo phì thừa cân.

– Bệnh sử gia đình: Gia đình có người thân từng mắc polyp hoặc ung thư đại trực tràng.

Polyp đại tràng ra máu có nguy hiểm không, xử lý như thế nào?

Hình ảnh một polyp đại tràng qua màn hình nội soi.

2. Polyp đại tràng ra máu có nguy hiểm không?

2.1. Tìm hiểu về nguyên nhân polyp đại tràng ra máu

Thông thường, với những polyp lành tính nhỏ âm thầm phát triển hầu như sẽ không gây ra triệu chứng rõ ràng nào. Tuy nhiên, ở một số trường hợp người bệnh có thể gặp phải tình trạng đi ngoài ra phân có lẫn máu hoặc phân đen. Ngoài ra, cũng có khi thấy máu tươi chảy từ trực tràng hoặc dính trên giấy vệ sinh.

Lý giải việc có polyp gây chảy máu thường gặp phải ở những polyp kích thước lớn chiếm diện tích lòng đại tràng, bề mặt sung huyết, sần sùi. Vì đặc điểm này, khi có vật cản đi qua polyp (thường là phân) sẽ cọ xát làm tổn thương phần sung huyết và dẫn tới tình trạng chảy máu kể trên.

2.2. Polyp đại tràng ra máu để lâu có nguy hiểm không?

Hệ quả đầu tiên của polyp đại tràng chảy máu để lâu là gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Khi bị thiếu máu, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất sức, có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, mất tập trung. Thiếu máu không được khắc phục sẽ gây nguy hiểm tới cả tính mạng.

Hơn hết, khi gặp triệu chứng polyp chảy máu cũng là dấu hiệu cảnh báo về mức độ phát triển của polyp đại tràng. Polyp tăng sinh kích thước lớn bất thường có thể biến đổi tế bào thành ác tính và dẫn tới ung thư đại trực tràng. Có thể bạn chưa biết, có tới 90% các ca ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp đại trực tràng.

3. Chẩn đoán và xử lý điều trị polyp ra máu

3.1. Phương pháp chẩn đoán polyp

Bác sĩ có thể xác định phát hiện polyp đại tràng bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

– Nội soi đại trực tràng

– Cắt lớp CT scan

– Xquang đại tràng kèm thêm thuốc cản quang

Trong đó, nội soi đại tràng được đánh giá là phương pháp chẩn đoán tối ưu và được ưu tiên thực hiện. Thông qua nội soi, bác sĩ không chỉ phát hiện đúng vị trí polyp mà còn có thể quan sát trực tiếp để đánh giá tính chất của polyp. Từ đó, với những polyp có nguy cơ, bác sĩ sẽ ra chỉ định cắt bỏ và thực hiện thủ thuật ngay qua nội soi mà không cần trì hoãn hay mổ mở. Đây cũng là ưu điểm mà ở các phương pháp chẩn đoán không can thiệp không có.

Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc ăn uống cho người trào ngược axit dạ dày

Polyp đại tràng ra máu có nguy hiểm không, xử lý như thế nào?

Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán tối ưu giúp phát hiện và xử lý polyp đại trực tràng.

3.2. Cắt polyp đại tràng qua nội soi

Với những polyp có kích thước từ 0.2-2cm, bác sĩ có thể thực hiện cắt polyp qua nội soi. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại polyp, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật cắt phù hợp như cắt thường quy với các loại polyp có cuống hoặc cắt hớt niêm mạc EMR/cắt tách dưới niêm mạc ESD với những polyp không cuống có cấu trúc phức tạp.

Cụ thể quy trình cắt polyp qua nội soi được thực hiện theo các bước sau đây:

– Người bệnh khám lâm sàng ban đầu với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chỉ định phương pháp nội soi phù hợp.

– Làm các xét nghiệm máu và chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết.

– Làm hồ sơ nội soi và uống thuốc làm sạch đại tràng.

– Người bệnh được đặt đường truyền và bắt đầu gây mê.

– Bác sĩ tiến hành nội soi đại tràng tìm polyp.

– Quan sát đánh giá tính chất polyp và tiến hành cắt qua nội soi bằng dụng cụ chuyên biệt.

– Đưa polyp ra ngoài cơ thể theo đường nội soi.

– Kẹp clip tại vị trí cắt và hoàn tất thủ thuật.

– Người bệnh tỉnh mê nhanh và được đo lại huyết áp sau nội soi.

– Đọc kết quả với bác sĩ.

Sau cắt polyp, bác sĩ sẽ gửi mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học xác định tính chất ung thư giúp bác sĩ lên đúng phác đồ điều trị sau đó.

4. Lưu ý với người bệnh sau cắt polyp không lưu viện 24h

Cắt polyp là thủ thuật an toàn, xâm lấn tối thiểu nên hầu hết các trường hợp sau cắt đều có thể về nhà ngay, không cần lưu viện, sinh hoạt và làm việc bình thường. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý những yêu cầu dưới đây ở 1 tuần đầu sau cắt polyp để thuận lợi cho việc làm lành vết cắt.

Polyp đại tràng ra máu có nguy hiểm không, xử lý như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Xoắn ruột là gì?| Biểu hiện và điều trị

Sau cắt polyp, người bệnh được bác sĩ hướng dẫn chi tiết chế độ ăn và sinh hoạt đúng cách.

– Người bệnh ăn đồ dễ tiêu như súp, canh, cháo. Trọng 2-3 ngày đầu sau cắt chưa nên ăn cơm ngay.

– Tuyệt đối không uống rượu, bia, không uống đồ uống có chất kích thích.

– Không vội vận động quá sức, không bê vác vật nặng.

– Người bệnh chú ý cần nghỉ ngơi nhiều hơn.

– Tuân thủ đúng đơn thuốc được bác sĩ điều trị chỉ định.

– Thông báo ngay với bác sĩ khi gặp phải bất kỳ bất thường nào như sốt, đau bụng dữ dội, đi ngoài ra máu,..

Người bệnh sau cắt polyp theo dõi sức khỏe, sinh hoạt bình thường trong 1 năm đầu và thực hiện nội soi tái khám.

Polyp đại tràng ra máu là dấu hiệu không thể chủ quan. Người bệnh cần chủ động nội soi đại tràng tại các bệnh viện uy tín để nhanh chóng chẩn đoán đúng bệnh cũng như được xử lý đúng cách, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *