Polyp mũi khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc hô hấp, đồng thời gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy polyp mũi có tự hết không hay phải can thiệp y khoa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tường tận thắc mắc trên.
Bạn đang đọc: Polyp mũi có tự hết không? Nếu không hết phải làm sao?
1. Hiểu đúng về bệnh polyp mũi
Polyp mũi là một loại u lành tính, xuất hiện do sự phì đại lành tính của niêm mạc mũi và thường xảy ra nhất ở vùng mũi xoang.
1.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh polyp mũi
Tương tự như các loại u lành tính khác, polyp xuất hiện ở mũi và phát triển tương đối chậm. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài, lâu dần sẽ dẫn tới nghẹt từ 1 đến 2 bên mũi. Ở giai đoạn này, khối u nhỏ và không ảnh hưởng nhiều tới người bệnh. Tuy nhiên, sự phiền toái sẽ bắt đầu xuất hiện khi bệnh tiến triển nặng, polyp lớn dần gây ra cảm giác khó chịu, thậm chí khiến người bệnh ngạt mũi, bắt buộc phải thở bằng miệng.
Phần lớn các ca mắc polyp mũi đều có biểu hiện tương đồng với bệnh viêm xoang hay viêm mũi dị ứng. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi,… kéo dài trong một khoảng thời gian.
Mặc dù lành tính, nhưng tình trạng này kéo dài lại gây ra không ít phiền toái và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Ở trẻ nhỏ, tình trạng này còn đặc biệt nguy hiểm bởi nguy cơ gây chẹn đường thở, khiến các bé khó thở, thậm chí có khả năng nguy hại đến tính mạng.
Polyp mũi khiến người bệnh gặp bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày
1.2. Polyp mũi có tự hết không?
Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia y tế vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân dẫn đến polyp mũi. Chính vì thế, thật khó để đưa ra lời giải cho thắc mắc “polyp mũi có tự hết hay không?”.
Thực tế cho thấy, điều này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Cụ thể, tình trạng polyp mũi có tự hết hay không phụ thuộc chủ yếu vào thể trạng sức khỏe cá nhân, lối sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày và thói quen ăn uống của người bệnh.
Trường hợp người bệnh có sức khỏe tốt, kịp thời điều chỉnh lối sống khoa học, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh thì polyp mũi có thể tự hết sau một thời gian. Và điều này cũng xảy ra ngược lại với những đối tượng có thể trạng kém, cùng chế độ sinh hoạt thiếu khoa học.
2. Polyp mũi không tự hết phải làm sao?
Nếu các phương pháp tự nhiên không đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn thì bạn nên can thiệp y học để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này. Dựa vào tình trạng phát triển của polyp mũi, bác sĩ trực tiếp thăm khám sẽ giúp bạn đưa ra phương án giải quyết tối ưu.
Với các polyp nhỏ, bạn có thể dùng thuốc để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, kích thước polyp quá to hoặc thường hay tái phát thì điều trị nội khoa không thể đem lại hiệu quả như mong đợi. Lúc này, phẫu thuật cắt polyp mũi được đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp bạn nhanh chóng chấm dứt ảnh hưởng của polyp mũi.
Tuy nhiên, bệnh polyp mũi hoàn toàn có thể tái phát nếu người bệnh sau phẫu thuật không thường xuyên theo dõi và chữa trị bằng thuốc. Tốt nhất, bạn nên nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia y tế để theo dõi và phòng ngừa tình trạng này tái phát.
Tìm hiểu thêm: Thủng màng nhĩ có nghe được không? Chữa như thế nào?
Can thiệp y khoa là giải pháp tốt nhất giúp chấm dứt ảnh hưởng của polyp mũi
3. Mách bạn cách phòng polyp mũi tái phát sau mổ
Để phòng ngừa nguy cơ tái phát sau khi mổ polyp mũi, người bệnh cần tuân thủ một số quy tắc sau:
– Kiểm soát các cơn hen và dị ứng. Tốt nhất, bạn nên tham vấn ý kiến từ phía bác sĩ chuyên khoa để thay đổi kế hoạch chữa trị, nhằm kiểm soát tốt cơn hen phế quản và dị ứng xuất hiện.
– Tránh hít thở một số chất gây kích thích mũi như: khói bụi, khói thuốc lá, khói hóa học, chất dẫn đến dị ứng,… Đây đều là những chất có trong không khí và có khả năng gây kích ứng mũi, dẫn đến viêm và xoang.
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bằng việc duy trì thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng ngừa các loại virus gây viêm mũi và xoang.
– Giữ ẩm môi trường nhà ở bằng máy tạo ẩm để cải thiện dẫn lưu chất nhầy từ xoang, tạo độ ẩm đường thở và phòng ngừa ngạt, tắc mũi.
– Vệ sinh mũi bằng nước muối hoặc dung dịch rửa mũi chuyên dụng hàng ngày.
– Đừng quên tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời theo dõi tiến triển bệnh, kịp thời đưa ra phác đồ điều trị nếu có dấu hiệu tái phát.
>>>>>Xem thêm: Chữa khan tiếng: “Bỏ túi” các mẹo chữa trị hiệu quả
Thăm khám định kỳ để phòng ngừa nguy cơ polyp mũi tái phát
Như vậy, polyp mũi có tự hết không phụ thuộc chủ yếu vào cơ địa của từng người. Để chấm dứt ảnh hưởng do polyp mũi gây ra, bạn nên nhanh chóng thăm khám để có hướng xử trí kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.