Polyp mũi là bệnh gì là thắc mắc của nhiều người nhất là người đang mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng. Bệnh có đặc điểm như nào, nguyên nhân và triệu chứng đặc trưng của bệnh là gì? Cách chẩn đoán và điều trị của bệnh ra sao sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Polyp mũi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
1. Tìm hiểu về polyp mũi là bệnh gì?
1.1 Polyp mũi là bệnh gì?
Đây được xem là một bệnh viêm nhiễm mạn tính của xoang cạnh mũi và màng nhầy có trong mũi. Người bệnh có khối u tăng sinh có cuống xuất hiện ở niêm mạc mũi. Các khối u này có hình dạng giống giọt nước hoặc quả nho, có đặc tính nhẵn, thường màu hồng nhạt.
Bệnh polyp mũi là gì là thắc mắc của nhiều người đang mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng.
Polyp mũi là khối u lành tính nên không gây cảm giác đau đớn, và không phải là tác nhân gây ung thư.
Polyp mũi không phải là một bệnh lý đơn lẻ mà thường là hệ lụy của các bệnh đường hô hấp. Ở giai đoạn mới khởi phát, các u mềm này thường có kích thước nhỏ nên người bệnh khó nhận biết. Nhưng nếu polyp mũi phát triển to sẽ gây ra nghẹt mũi, cản trở quá trình hô hấp và ngửi của bệnh nhân.
1.2 Các cấp bệnh polyp mũi
Bệnh polyp mũi được chia thành 4 mức độ kèm tăng dần như sau:
– Cấp độ 1: các khối polyp có kích thước nhỏ, khó phát hiện bằng mắt thường. Người bệnh sẽ phát hiện khối u khi thực hiện nội soi xoang mũi. Ở giai đoạn này, bệnh nhân hoàn toàn không có bất cứ triệu chứng nào và sức khỏe sẽ không ảnh hưởng gì.
– Cấp độ 2: khối polyp bắt đầu phát triển kích thước to dần và có thể nhìn thấy bằng mắt nếu có sự hỗ trợ của đèn soi.
– Cấp độ 3: đây là giai đoạn polyp sẽ tăng trưởng mạnh về kích thước, thường là gấp đôi so với cấp 1. Người bệnh bắt đầu cảm thấy khó khăn trong việc ngửi, thở do các khôi u to sẽ chèn ép hốc mũi. Ở nhiều trường hợp người bệnh sẽ xuất hiện thêm những polyp nhỏ, mọc xung quanh khối polyp lớn.
– Cấp độ 4: giai đoạn phát triển nhanh nhất của các khối polyp, có thể che lấp hoàn toàn hốc mũi, nếu phát triển quá cỡ sẽ ra bên ngoài. Mức độ này, polyp không mềm mà trở nên cứng, gây tắc nghẽn đường thở của bệnh nhân.
2. Nguyên nhân gây ra polyp mũi là gì?
Theo bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, bệnh là kết quả của sự viêm nhiễm phù nề diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng thoái hoá đa ổ của niêm mạc mũi xoang. Cụ thể hơn, niêm mạc là lớp lót trong mũi, thực hiện chức năng làm ẩm không khí hít vào và bảo vệ xoang mũi. Khi bị kích thích, niêm mạc mũi trở nên sưng đỏ, kéo dài sẽ hình thành polyp mũi.
Tìm hiểu thêm: Viêm họng cấp ở trẻ em: Cha mẹ không được chủ quan
Niêm mạc mũi bị sưng đỏ, kéo dài là nguyên nhân hình thành polyp mũi.
Những tác nhân hình thành polyp mũi:
– Viêm xoang mạn tính: viêm niêm mạc mũi xoang cùng các triệu chứng đau nhức vùng mặt, ngạt mũi, ho nhiều và đờm… không được chữa trị đúng cách sẽ hình thành những thương tổn ở vùng mũi xoang, một trong số đó là polyp.
– Tiền sử hen suyễn: đây là thể bệnh của đường hô hấp bị viêm nhiễm, và rất thường đi kèm với polyp mũi. theo thống kê có đến 20% người bệnh hen suyễn sẽ có polyp ở vùng mũi.
– Viêm mũi xoang dị ứng: polyp mũi là một trong những biến chứng thường gặp của căn bệnh này.
– Xơ nang: sản xuất và tiết ra chất dịch bất thường, bao gồm cả chất nhầy từ màng mũi và xoang, là tác nhân gây ra u mũi.
– Hội chứng Churg – Strauss: đây là một căn bệnh hiếm gặp, có khả năng gây ra các viêm mạch máu, dễ dàng hình thành các khối polyp.
3. Triệu chứng đặc trưng của polyp mũi
Polyp mũi là những khối u mềm, không đau, thường xuất hiện ở những xoang phía trên dẫn lưu về mũi.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
– Thường xuyên nghẹt mũi, chảy nước mũi nhiều.
– Xuất hiện nhiều đờm chảy xuống thành sau họng.
– Gặp khó khăn trong việc ngửi và thở, phải thở bằng miệng.
– Thỉnh thoảng có những cơn đau tức ở trán hoặc mặt.
– Khi ngủ có thể gặp cơn ngừng thở, ngáy to.
– Có thể bị đau đầu nếu người bệnh bị viêm xoang.
– Trường hợp bệnh nhân có sức khỏe yếu, polyp mũi có thể làm cho cơ mặt biến dạng, suy giảm thị lực.
Người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp để những khối polyp mũi phát triển gây ra những biến chứng nghiêm trọng đặc biệt những khối polyp có liên quan đến viêm xoang, viêm mũi dị ứng…
4. Cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho người bị polyp mũi
4.1 Cách chẩn đoán bệnh polyp mũi
Trong trường hợp polyp không quá sâu trong khoang mũi, bác sĩ có thể phát hiện bằng đèn soi mũi. Ngược lại, polyp sâu các chuyên gia sẽ cần tiến hành nội soi mũi mới có thể chẩn đoán được.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết và xử lý khi trẻ bị hóc xương cá
Trường hượp polyp sâu trong hốc mũi các bác sĩ sẽ cần tiến hành nội soi mũi mới có thể chẩn đoán được.
Ngoài ra, những xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc chụp MRI cũng có thể được sử dụng để xác định vị trí và kích thước các khối u polyp cũng như kiểm tra có gây biến dạng xương hay không.
Thêm vào đó, có thể chỉ định người bệnh làm xét nghiệm dị ứng chuyên sâu để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Mặt khác, với trường hợp trẻ nhỏ bị polyp mũi, xét nghiệm u xơ nang cũng có thể cần được tiến hành.
4.2 Cách điều trị hiệu quả cho người bị polyp mũi
Thông thường sẽ có hai cách để điều trị polyp mũi:
– Sử dụng thuốc làm giảm tình trạng tắc nghẽn mũi đồng thời giảm kích thước các khối polyp. Bác sĩ kê đơn thuốc xịt hoặc thuốc viên tùy thuốc tình trạng sức khỏe của người bệnh.
– Can thiệp ngoại khoa: nếu bệnh có diễn biến nặng hơn hoặc không thuyên giảm, bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ. Với sự tiến bộ của y khoa hiện nay, phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng phổ biến bởi ưu điểm không đau, ít biến chứng của nó.
Trên đây là những thông tin giải đáp polyp mũi là bệnh gì cùng với các nguyên nhân và cách điều trị cho bệnh nhân. Do polyp ở giai đoạn khởi phát thường rất khó phát hiện, người bệnh cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường dù nhỏ nhất của cơ thể đặc biệt ở vùng tai mũi họng để kịp thời thăm khám và điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.