Quá trình cấy ghép Implant diễn ra như thế nào?

Khi nhắc đến phương pháp điều trị răng bị mất không thể không nhắc đến trồng răng Implant. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc về quá trình cấy ghép Implant sẽ diễn ra như thế nào. Cùng tìm hiểu sâu về phương pháp này thông qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Quá trình cấy ghép Implant diễn ra như thế nào?

1. Trồng răng Implant – giải pháp trồng răng giả tối ưu

Quá trình cấy ghép Implant diễn ra như thế nào?

Trồng răng Implant là phương pháp khắc phục tình trạng mất răng hiệu quả nhất

Trước đây khi bị mất răng, giải pháp khắc phục là trồng răng giả hoặc lắp cầu răng sứ được áp dụng phổ biến. Song về lâu dài, hai phương pháp này lại bộc lộ nhược điểm lớn là xuất hiện biến chứng tiêu xương. Ngày nay, với tiến bộ y học nói chung và lĩnh vực nha khoa nói riêng, công nghệ trồng răng Implant được phát minh và ứng dụng như một cứu tinh – giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề mất răng ở mọi đối tượng bởi những ưu điểm vượt trội và không có nhược điểm về mặt y học:

– Khắc phục biến chứng tiêu xương: 

Đây là ưu điểm lớn nhất của phương pháp do chân răng thật đã mất được thay thế hoàn toàn bởi trụ Implant có tính tương thích sinh học cao với xương hàm, ngăn chặn tình trạng tiêu xương tự nhiên của cơ thể.

– Phục hồi khả năng nhai tuyệt đối:

Đối với các phương pháp khác, khả năng nhai phục hồi cao nhất khoảng 50% thì với cấy ghép Implant, sức nhai gần như được phục hồi hoàn toàn. Hơn nữa, nếu việc chăm sóc răng miệng được thực hiện hiệu quả thì độ bền của răng Implant thậm chí còn vượt xa so với răng thật.

– Đảm bảo tính thẩm mỹ:

Đối với răng Implant, phần mão răng không chỉ được chế tác bằng khít với răng thật mà màu sắc men răng cũng được chế tác đồng đều và tương đồng nhất với các răng xung quanh. Chính vì vậy mà khi giao tiếp, đối phương rất khó nhận ra răng Implant, ngay cả khi trồng răng Implant tại vị trí răng cửa.

Trên đây là ba ưu điểm lớn của phương pháp cấy răng Implant lý giải vì sao hiện nay xu hướng trồng răng Implant lại trở nên phổ biến, đặc biệt đối với người trẻ khi không may mất răng.

2. Quá trình cấy ghép Implant

Phương pháp trồng răng Implant có nhiều ưu điểm vậy thì quá trình cấy ghép Implant có phức tạp không? Quá trình cấy ghép Implant về cơ bản rất dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, thời gian thực hiện kéo dài hơn từ 4 – 6 tháng, đồng thời kỹ thuật thực hiện cũng đòi hỏi phức tạp và chuyên môn cao hơn. Cụ thể:

2.1. Thăm khám và tư vấn ban đầu

Tìm hiểu thêm: Chửa ngoài tử cung là gì? Chửa ngoài tử cung bao lâu thì vỡ?

Quá trình cấy ghép Implant diễn ra như thế nào?

Chụp Xquang răng, kiểm tra cấu trúc hàm

Quá trình thăm khám ban đầu rất quan trọng bởi nếu đăng mắc bất kỳ bệnh lý răng miệng nào đều cần phải điều trị dứt điểm trước khi thực hiện cấy ghép Implant. Trong quá trình thăm khám, toàn bộ cao răng, mảng bám chân răng cũng sẽ làm sạch hoàn toàn. Người bệnh được chụp và phân tích cấu trúc răng để xác định vị trí chính xác cấy ghép Implant.

Trong trường hợp đảm bảo yêu cầu cơ bản về sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các loại Implant để bạn chọn lựa được các sản phẩm phù hợp nhất cho mình. Ngoài ra, đối với người già, bác sĩ có thể tư vấn phương pháp phù hợp hơn như trồng răng giả hay hàm tháo lắp bởi ở độ tuổi này, tốc độ lành thương khi đặt trụ Implant rất chậm, kéo dài và đồng thời biến chứng tiêu xương ở thời điểm này cũng không còn quá quan trọng.

2.2. Tiến hành đặt trụ Implant vào xương hàm

Quá trình cấy ghép Implant diễn ra như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Bật mí sự phát triển của thai nhi khi siêu âm thai 34 tuần

Đặt trụ Implant là bước quan trọng trong quá trình cấy ghép Implant

Đây là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình cấy ghép Implant. Trước khi tiến hành đặt trụ, mọi yếu tố trang thiết bị và dụng cụ thực hiện cần đảm bảo yếu tố vô khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng trong quá trình thực hiện.

Quá trình đặt trụ Implant bản chất là ghép chân Implant vào vị trí chân răng thay thế cho chân răng thật. Hiện nay, vật liệu chế tạo các trụ Implant là titanium – một loại vật liệu có tính tương thích sinh học cao. Sau khi hoàn thành đặt trụ, người bệnh cần có thời gian chờ để trụ Implant này gắn hoàn toàn vào xương hàm và được bao bọc bởi nướu răng. Quá trình lành thương phụ thuộc vào cơ địa từng người, quá trình chăm sóc răng miệng của bệnh nhân và số lượng trụ Implant đặt tại cùng thời điểm. Thời gian trung bình để một trụ Implant lành thương là từ 4 đến 6 tháng. Nếu thực hiện đặt trụ Implant nhiều vị trí cùng lúc, quá trình chờ lành thương có thể kéo dài hơn.

Sau 2 – 3 ngày kể từ khi đặt trụ Implant, người bệnh có thể sinh hoạt và làm việc bình thường. Song chế độ ăn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và phải ghi nhớ lịch tái khám để kiểm tra tốc độ lành thương cũng như những bất thường nếu có để xử lý kịp thời.

2.3. Đặt abutment

Trong quá trình chờ trụ Implant lành thương, bác sĩ sẽ gắn Abutment lên phần nối của Implant (abutment là phần nối giữa trụ implant và mão răng). Sau đó tiến hành lấy dấu răng để gửi tới Labo chế tạo mão sứ với kích thước y như răng thật. Mão răng sứ được chế tác màu có độ tương đồng gần nhất với các răng xung quanh. Trong lúc chờ thì răng giả tạm được lắp đặt để người bệnh thực hiện chức năng ăn nhai một cách bình thường.

2.4. Lắp răng giả

Khi quá trình cấy trụ Implant hoàn thành và răng sứ được chế tạo xong, bác sĩ sẽ lắp răng thật lên trụ Implant. Về cơ bản quá trình cấy ghép Implant được hoàn thành. Tuy nhiên, người bệnh sẽ cần tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra hoạt động của răng Implant vừa được cấy ghép.

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi hiệu quả nhất cho các trường hợp mất răng hiện nay. Tuy nhiên, để phương pháp phát huy hiệu quả tốt nhất thì trong quá trình thực hiện hãy tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi thực hiện cấy ghép Implant, răng Implant hoàn toàn có thể thực hiện chức năng như một răng bình thường song không nên tác động lực quá mạnh và cần giữ vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày để tránh các bệnh viêm nha chu, tụt lợi,….bởi các bệnh về răng miệng có thể làm trùng lợi và lộ phần trụ Implant gây mất thẩm mỹ.  Ngoài ra, trước khi thực hiện cấy ghép Implant, hãy tìm hiểu và lựa chọn một cơ sở thực hiện uy tín, bác sĩ vững chuyên môn để đảm bảo quá trình cấy ghép được diễn ra an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng nhiễm trùng, chảy máu,….

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *