Quá trình điều trị tủy răng có lâu không?

Các bệnh lý về tủy răng luôn chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh nha khoa nguy hiểm. Viêm tủy răng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do vậy, viêm tủy răng cần được điều trị sớm và đúng cách bởi bác sĩ có chuyên môn cao. Vậy điều trị tủy răng có lâu không, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Quá trình điều trị tủy răng có lâu không?

1. Tủy răng là gì?

Tủy răng là tổ chức đặc biệt nằm sâu trong răng, bao gồm mạch máu và hệ thống dây thần kinh. Cấu tạo tủy răng bao gồm 1 buồng tủy nằm ở sâu trong thân răng và từ 1 cho tới nhiều ống tủy ở dưới chân răng. Chúng được bao bọc bởi các mô cứng của răng, đảm nhiệm chức năng dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng cho răng. Nhờ đó, những chiếc răng khỏe mạnh luôn chắc chắn và giúp mọi người cảm nhận được sự nóng, lạnh của thực phẩm khi ăn nhai.

Tuy nhiên trong quá trình sinh hoạt, ăn uống, vi khuẩn có thể phát triển quá mức và tấn công các tổ chức trong răng. Điều này khiến buồng tủy bị lộ và gây viêm nhiễm tủy răng. Tủy răng bị viêm nhiễm còn được gọi là “chết tủy” bởi khi đó, răng không còn được nuôi dưỡng và không còn cảm giác.

Viêm tủy răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng chưa khoa học. Vi khuẩn từ các mảng bám, cao răng sẽ tấn công các tổ chức trong răng từ ngoài vào trong, gây sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu…

Quá trình điều trị tủy răng có lâu không?

Tủy răng nằm sâu trong răng, bao gồm mạch máu và hệ thống dây thần kinh với chức năng nuôi dưỡng và dần truyền cảm giác

2. Vì sao phải chữa tủy?

Điều trị tủy răng là việc làm sạch hết các mô tủy bị bệnh và tiến hành hàn trám để đảm bảo chức năng răng cũng như vẻ ngoài thẩm mỹ. Đây là phương pháp thường được bác sĩ khuyến khích thực hiện đối với những trường hợp viêm tủy răng nhẹ và trung bình.

Vậy, vì sao cần phải điều trị tủy răng bị viêm nhiễm?

Răng bị viêm tủy do chấn thương, sâu răng… nếu để lâu mà không được xử trí kịp thời sẽ dẫn tới:

– Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai: Răng chết tủy suy yếu về chức năng, rất dễ lung lay và gãy rụng khiến mọi người ăn nhai khó khăn và gặp phải tình trạng ê buốt, đau nhức.

– Nguy cơ mắc bệnh lý: Thức ăn dễ dắt vào vị trí răng bị sâu, buồng tủy bị hở, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây bệnh. Ngoài sâu răng, viêm tủy răng còn có thể gây nên tình trạng viêm nha chu, viêm quanh cuống răng, thậm chí là viêm xương hàm và gây bệnh ở các răng khác.

– Gây hôi miệng: Vi khuẩn phát triển quá mức gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu khiến mọi người cảm thấy tự ti khi giao tiếp.

– Mất răng: Trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng không được xử lý kịp thời khiến răng suy yếu, lung lay và có thể mất răng.

– Nguy cơ mắc các bệnh như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm họng, viêm amidan, nhiễm trùng huyết…

Để bảo vệ sức khỏe của các răng khác trong cung hàm cũng như sức khỏe toàn thân và hạn chế tối đa biến chứng, việc điều trị tủy sớm luôn được các bác sĩ khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, điều trị tủy cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sau khi đã thăm khám và xác định tính phù hợp, an toàn với tình trạng của từng người.

Quá trình điều trị tủy răng có lâu không?

Điều trị tủy răng sớm để ngăn ngừa tình trạng đau nhức, ê buốt và giảm nguy cơ biến chứng

3. Thời gian điều trị tủy răng có lâu không?

3.1. Thời gian điều trị tủy

Thời gian điều trị tủy răng thường kéo dài từ 15-30 phút đối với răng có 1 ống tủy và từ 30-90 phút đối với răng có nhiều ống tủy. Thời gian thực tế trong một quá trình điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

– Mức độ viêm tủy: Viêm tủy răng nghiêm trọng thì thời gian điều trị tủy sẽ dài hơn so với răng viêm nhiễm ở mức độ nhẹ.

– Số răng cần điều trị: Thời gian điều trị cho nhiều răng bị viêm tủy có thể kéo dài lên tới 2-3 giờ đồng hồ, nhiều hơn so với điều trị một răng.

– Tay nghề của bác sĩ: Bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao sẽ điều trị chính xác, rút ngắn thời gian giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình chữa tủy.

– Trang thiết bị nha khoa: Công nghệ hiện đại, sử dụng hệ thống máy móc tiên tiến giúp phần giúp cho quá trình điều trị diễn ra an toàn và nhanh chóng hơn.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật u xơ tử cung có nguy hiểm không?

Quá trình điều trị tủy răng có lâu không?

Thời gian điều trị tủy răng có lâu không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

3.2. Cần chữa tủy mấy lần?

Quy trình điều trị tủy có thể kéo dài từ một cho tới ba lần hẹn, tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, số răng cần điều trị và nhu cầu của từng người. Số lần cần tới nha khoa của người bệnh còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám kỹ lưỡng. Tuy nhiên, phần lớn các nha khoa hiện nay thường trang bị công nghệ điều trị tủy hiện đại, giúp rút ngắn thời gian và hiệu quả điều trị; Do đó, mọi người không cần phải tới lui nha khoa nhiều lần mà vẫn có thể điều trị nhiều răng bị viêm tủy cùng một lúc.

3.3. Tuổi thọ của răng chữa tủy

Răng sau khi chữa tủy nếu được chăm sóc và vệ sinh khoa học, đúng cách thì có thể bền lên tới hơn 20 năm. Tuổi thọ của răng có thể cao hơn khi được điều trị tủy ở giai đoạn sớm, khi bệnh chưa nghiêm trọng và chữa diễn ra quá trình vôi hóa

Sau vài năm chữa tủy, răng thường có dấu hiệu giòn, dễ bị đổi màu và giảm chức năng ăn nhai. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến khích mọi người nên điều trị tủy răng từ sớm để bảo vệ chức năng lẫn kéo dài tuổi thọ cho răng.

Quá trình điều trị tủy răng có lâu không?

>>>>>Xem thêm: 4 bước trong quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung cơ bản

Chăm sóc răng miệng đúng cách có thể kéo dài tuổi thọ cho răng đã điều trị tủy

Như vậy có thể thấy, thời gian điều trị tủy răng có lâu không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để biết chính xác quá trình điều trị tủy của bản thân diễn ra như thế nào, thời gian kéo dài bao lâu, bạn nên tới các cơ sở nha khoa để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *