Quai bị dễ nhầm với viêm tuyến nước bọt

Quai bị là bệnh thường gặp ở trẻ em  Ngoài ra, biểu hiện của bệnh cũng dễ nhầm với bệnh viêm tuyến nước bọt. Người bệnh cần phân biệt được để tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.

Bạn đang đọc: Quai bị dễ nhầm với viêm tuyến nước bọt

Quai bị dễ nhầm với viêm tuyến nước bọt

Bệnh quai bị do virut quai bị thuộc nhóm Paramyxo virut gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, qua hắt hơi, lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Bệnh phổ biến ở nhiều nơi, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học).
Khi mắc bệnh, bệnh nhân sốt 38 – 39 độ C, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói, đau nhức các khớp xương. Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm.

Quai bị dễ nhầm với viêm tuyến nước bọt

Quai bị có khi chỉ sưng 1 bên và có thể làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn

Quai bị có khi chỉ sưng 1 bên và có thể làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng. Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, diễn biến lành tính.
Còn bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần do các loại vi khuẩn Staphylococcus aureus, do virut Iryfluenza, Parainfluenza, coxsackie… gây nên hoặc do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt cũng gây viêm. Bệnh thường chỉ tổn thương tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính, tự khỏi hoặc cũng có trường hợp chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.
Khi mắc viêm tuyến nước bọt, người bệnh thấy vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến, da vùng tuyến sưng tấy đỏ đau, nói và nuốt đau, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên, sốt 38 – 39 độ C.. Bệnh có tính chất đơn lẻ, cơ hội, thường xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng và mũi họng, không lây thành dịch.

Tìm hiểu thêm: Cấu tạo giải phẫu tuyến yên

Quai bị dễ nhầm với viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt thường không lây lan thành dịch như bệnh quai bị

Để điều trị hiệu quả bệnh cần chẩn đoán đúng loại bệnh, mức độ nặng – nhẹ. Do đó người bệnh quai bị cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.


Quai bị có thể gây biến chứng

Khi mắc quai bị, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bị những biến chứng nguy hiểm, như:
– Viêm tinh hoàn: Thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 1 – 2 tuần. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 – 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên, sau 2 tuần mới hết sưng. Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 – 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.
– Viêm buồng trứng: Chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sảy thai. Nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.

Quai bị dễ nhầm với viêm tuyến nước bọt

>>>>>Xem thêm: Bạn có đang bị mất cân bằng hormone?

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và điều trị sớm bệnh (ảnh minh họa)

– Viêm não hoặc viêm màng não: Thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh quai bị, do đó để ngăn nguy cơ nhiễm bệnh cần tiêm vắc xin phòng bệnh.
Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị. Kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 – 7 tuần.
Quai bị thường gặp ở trẻ nhỏ nên các bậc làm cha mẹ cần phòng bệnh cho trẻ đúng cách, hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *