Quy định về tiêm chủng: trước và sau tiêm, nguyên tắc khi tiêm

Hiện nay, việc tiêm chủng, nhất là tiêm cho trẻ nhỏ đã trở thành việc làm phổ biến và quen thuộc đối với nhiều người. Tuy vậy, để vắc xin phát huy đúng tác dụng cũng như mang đến sự an toàn cao nhất cho người tiêm, cần phải thực hiện đúng những quy định về tiêm chủng trước, trong và sau tiêm.

Bạn đang đọc: Quy định về tiêm chủng: trước và sau tiêm, nguyên tắc khi tiêm

1. Những lưu ý trước và sau khi tiêm chủng

1.1 Những quy định về tiêm chủng trong giai đoạn trước tiêm

Trước khi tiến hành thực hiện tiêm vắc xin, việc khám sàng lọc trước tiêm là quy định cần phải làm. Kết quả sàng lọc sẽ cho thấy trẻ có đủ điều kiện để tiêm chủng hay không, nếu kết quả sàng lọc không tốt, bác sĩ sẽ có cơ sở để quyết định có nên tiếp tục tiêm hay nên hoãn tiêm, thậm chí là cảnh báo không được tiêm với loại vắc xin cụ thể.

Ngoài việc bác sĩ tại nơi tiêm chủng khám lâm sàng: nghe tim phổi, đo huyết áp, nhịp tim,… việc khám sàng lọc cũng phụ thuộc vào kê khai của cha mẹ người tiêm hoặc bản thân người tiêm về bệnh sử, tình trạng sức khỏe hiện tại, những vấn đề từ lần tiêm chủng trước, v…v… Chính vì vậy, cha mẹ khi cho con đi tiêm cần ghi nhớ những biểu hiện trong lần tiêm chủng cần trước, thời gian bệnh gần nhất của con, những loại thuốc trẻ từng sử dụng gần đây.

Quy định về tiêm chủng: trước và sau tiêm, nguyên tắc khi tiêm

Cha mẹ cần kể rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của con em mình.

Cụ thể những hướng dẫn đối với từng trường hợp trước khi tiến hành tiêm chủng đó là:

– Cha mẹ cung cấp đầy đủ thông tin của con mình cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm.

– Trẻ sơ sinh không đạt yêu cầu về cân nặng hoặc đang có bệnh lý như vàng da thì cần hoãn tiêm đến khi đáp ứng số cân nặng hoặc bệnh lý đã khỏi hoàn toàn.

– Trường hợp trẻ bị phản ứng khá nặng sau khi tiêm ở mũi đầu tiên (của một loại vắc xin) có thể cần ngừng tiêm các mũi sau để đảm bảo an toàn.

– Cha mẹ nên mang theo sổ tiêm chủng mỗi lần đi tiêm cho trẻ nhằm cập nhật thông tin tiêm chủng của trẻ một cách đầy đủ nhất. Đây cũng chính là cơ sở để cha mẹ có thể theo dõi các mũi tiêm của con nhằm bổ sung những mũi tiêm còn thiếu một cách kịp thời.

– Nếu trẻ bị sốt hoặc có dấu hiệu bị bệnh, được xác định thông qua khám sàng lọc, trẻ có thể cần hoãn tiêm.

– Sau khi khám và xác định tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ, bác sĩ sẽ đề xuất và cùng thảo luận với cha mẹ về những mũi tiêm cần thực hiện với trẻ và mũi tiêm nào cần để lại cho những lần tiêm chủng sau.

– Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm đúng thời điểm, đúng phác đồ của Bộ Y tế đề ra nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất về miễn dịch cho trẻ.

– Người lớn khi đi tiêm cũng cần khai báo đầy đủ các thông tin về lịch sử tiêm chủng, các bệnh đã từng mắc, trạng thái sức khỏe hiện tại cũng như khả năng dị ứng với các mũi tiêm trước đó.

1.2 Những quy định về tiêm chủng giai đoạn sau tiêm

Sau khi tiêm cần thực hiện đúng như quy định về tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho trẻ em và cả người lớn:

– Ở lại phòng tiêm chủng ít nhất 30 phút để được theo dõi. Đây là việc làm cần thiết vì nếu như người tiêm có những biểu hiện không bình thường, gây nguy hiểm thì sẽ có các nhân viên y tế hỗ trợ.

– Khi về nhà, người tiêm cần được theo dõi thêm trong vòng 2 ngày nữa để đảm bảo không có vấn đề nào về tác dụng phụ, phản ứng dị ứng với vắc xin có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp về vấn đề tiêm phòng HPV khi đang cho con bú

Quy định về tiêm chủng: trước và sau tiêm, nguyên tắc khi tiêm

Theo dõi sau tiêm để đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần theo dõi con về:
+ Thân nhiệt của trẻ
+ Vùng tiêm: có sưng đỏ không, có dấu hiệu dị ứng hay không
+ Các phản ứng toàn thân khác như: nôn trớ, uể oái, co giật không…
Nếu phát hiện biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Ngoài việc theo dõi các phản ứng sau tiêm, người tiêm cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhằm nhanh chóng vượt qua cảm giác khó chịu của tác dụng phụ. Tuyệt đối không bôi đắp những chất như lòng trắng trứng, khoai tây,… lên vết tiêm vì có thể gây ra nhiễm trùng vết tiêm.

Đối với trẻ nhỏ, cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Nếu trẻ hơi sốt, có thể dùng nước ấm lau mặt, cổ, nách, bẹn cho nhanh hạ sốt. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì cần uống hạ sốt theo liều chỉ định của bác sĩ.

2. Quy định về tiêm chủng: thực hiện tiêm sao cho an toàn

Quy định về tiêm chủng dành cho các nhân viên y tế khi tiêm đó là cần đảm bảo liều lượng, cách thức đưa vắc xin vào người (theo đường tiêm hoặc uống) đúng như trên nhãn của vắc xin.

Đối với vắc xin loại đông khô thì cần được pha hồi chủng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Theo đó, nhân viên tiêm chủng cần:

– Xác đinh dung môi pha thuốc là của đúng loại vắc xin. Tránh không để dung môi loại vắc xin này dùng để pha hồi chỉnh cho loại vắc xin khác.

– Tuyệt đối không tự ý dùng nước cất để thay cho dung môi.

Quy định về tiêm chủng: trước và sau tiêm, nguyên tắc khi tiêm

>>>>>Xem thêm: Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi cha mẹ lưu ý

Các cơ sở tiêm chủng cần đảm bảo việc bảo quản vắc xin theo tiêu chuẩn.

– Hạn sử dụng của dung môi pha thuốc phải được kiểm tra kỹ trước khi pha hồi chỉnh. Đồng thời đảm bảo nhiệt độ bảo quản dung môi đúng như nhiệt độ yêu cầu. Mở nắp dung môi và vắc xin đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Vắc xin đông khô sau khi đã được pha hồi chỉnh cần được sử dụng ngay trong vòng 6 tiếng sau khi pha.

Nguyên tắc dùng vắc xin là hạn ngắn dùng trước, hạn dài dùng sau. Vắc xin dạng dung dịch sau khi đã mở nắp cần được sử dụng ngay.

Nhân viên y tế khi tiêm cần kiểm tra lại các thông tin trên nhãn lọ vắc xin và đưa cho người tiêm hoặc cha mẹ trẻ để cùng kiểm tra. Người tiêm cần được dùng riêng bơm kim tiêm và chỉ dùng 1 lần cho 1 loại vắc xin. Kim tiêm dùng xong cần được vứt ngay vào hộp an toàn.

Các điểm tiêm chủng cần thực hiện công tác bảo quản vắc xin theo đúng nhiệt độ và quy trình, có nhật ký nhiệt độ đối với mỗi tủ bảo quản vắc xin. Nguyên tắc lưu trữ vắc xin cũng cần được đảm bảo theo đúng quy định của Bộ Y tế và nhà sản xuất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *