Một quy trình cắt khâu tầng sinh môn được thực hiện để âm đạo mở lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh bé.
Bạn đang đọc: Quy trình cắt khâu tầng sinh môn
Vết rạch tầng sinh môn sẽ được tạo ra ở đáy chậu, phần giữa hậu môn và âm đạo khi âm đạo mở không đủ cho bé chui ra. Khi đầu bé kéo giãn cửa âm đạo đến vài cm, các bác sĩ thường sẽ tiến hành cắt tầng sinh môn.
Sau khi xổ hết nhau thai, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết rạch lại. Việc nhận thức được về sự cần thiết khi thực hiện các bước rạch tầng sinh môn, kết quả, rủi ro, lợi ích và các biến chứng sẽ giúp ích cho việc tìm ra những thủ tục thay thế.
Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật được thực hiện khi sinh thường, giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.
1. Khi nào cần rạch tầng sinh môn
Trong khi sinh, các mô của mẹ có thể được kéo giãn tự nhiên. Các bác sĩ sẽ đề nghị cách để việc kéo giãn này được thực hiện.
Trước khi sinh tầm 4-6 tuần, chị em nên thực hiện các bài tập Kegel, kiểm soát hơi thở và xoa bóp đáy chậu để tăng cường sức khi sinh, giảm khả năng phải thực hiện cắt tầng sinh môn.
Các mẹ nên tập luyện cơ sàn chậu để hạn chế việc phải rạch tầng sinh môn khi sinh.
Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn đối với các trường hợp sau đây:
Suy thai: đây là tình trạng bé bị thiếu oxy
Những ngôi thai phức tạp, chẳng hạn như ngôi mông hoặc vai của bé bị mắc kẹt.
Thời gian chuyển dạ kéo dài
Em bé lớn
Khi sinh phải dùng giác hút hoặc kẹp để đưa bé ra ngoài.
Đối với những trường hợp trên, nếu không rạch tầng sinh môn thì mẹ có thể bị rách mô đáy chậu và như vậy thì rất khó lành.
2. Các loại rạch tầng sinh môn
Phương pháp rạch tầng sinh môn thường được phân làm nhiều loại, phụ thuộc vào vị trí bắt đầu rạch, hướng rạch, chiều dài vết rạch và thời gian hoàn thành thủ tục.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về tầm soát ung thư cổ tử cung thinprep
Có rất nhiều cách rạch tầng sinh môn. Bác sĩ sẽ lựa chọn hình thức phù hợp với thể trạng của mẹ và tư thế thai nhi.
Thủ tục rạch tầng sinh môn được chia làm 7 loại:
Rạch hướng về phía hậu môn: đường rạch bắt đầu từ chạc âm hộ, kéo dài đến giữa gân trung tâm đáy chậu.
Loại thứ 2 là vết rạch được thực hiện trong các mô dưới da theo chiều ngang.
Loại thứ 3 là rạch tầng sinh môn hình chữ J, vết mổ bắt đầu ở giữa sau đó hướng đến ụ ngồi theo hình chữ J.
Loại thứ 4 là rạch tầng sinh môn ở bên, vị trí ban đầu nằm cách đường giữa khoảng 1-2 cm sau đó vết rạch hướng về phía ụ ngồi.
Loại thứ 5 là biến thể của loại 4. Vị trí bắt đầu từ đường giữa, rạch hướng về phía ụ ngồi và khu vực trực tràng. Cách rạch này được khuyên dùng trong những ca sinh phức tạp.
Loại thứ 6 là đường rạch bắt đầu cách trung tâm 3mm và hướng về phía ụ ngồi khoảng 60 độ.
Loại thứ 7 là bắt đầu từ đường giữa và vết rạch đi theo hướng xương mu.
3. Chăm sóc sau rạch tầng sinh môn
Rạch tầng sinh môn có thể gặp những biến chứng như chảy máu, sưng, nhiễm trùng, đau khi quan hệ và cơ thắt hậu môn, mô trực tràng bị rách (đây là các cơ, mô kiểm soát việc đi đại tiện). Máu có thể tích tụ lại ở các mô đáy chậu. Ngoài ra, mẹ bầu có thể gặp phải những nguy cơ khác tùy vào thể trạng.
Theo các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, các mẹ bầu cần khoảng 1 tháng để vết khâu tầng sinh môn lành lại. Khi mũi khâu tiếp xúc với không khí trong lành thì quá trình lành tổn thương sẽ nhanh hơn. Trong một số trường hợp, mẹ có thể cảm thấy ngứa khi vết thương lên da non, hình thành sẹo.
Thủ tục rạch tầng sinh môn sẽ gây đau và có khoảng 1% chị em bị đau nhiều sau khi rạch, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống.
Để giảm đau và sưng, chị em có thể sử dụng túi nước đá. Muốn vết thương nhanh lành và giảm đau nhiều hơn, chị em có thể dùng thuốc bôi, xịt giảm đau hoặc uống giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Chi phí xạ trị ung thư gan và những điều cần biết
Nếu không rạch tầng sinh môn mà để rách tự nhiên thì vết thương sẽ lâu lành hơn.
Giữ cho vết rạch được sạch sẽ, khô ráo là điều quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Mẹ có thể dùng nước ấm tưới nhẹ vào khu vực âm đạo sau khi đi vệ sinh để làm dịu cảm giác khó chịu. Thay vì ngồi hẳn xuống, mẹ nên ngồi xổm khi đi tiểu để đỡ cảm giác châm chích.
Nếu đi đại tiện mà bị đau, bác sĩ sẽ kê thuốc nhuận tràng cho mẹ. Các mẹ cần hạn chế những hoạt động như nâng nhấc vật nặng, hoạt động thể chất vất vả, quan hệ tình dục, dùng tampon, ăn kiêng trừ khi được bác sĩ cho phép.
Việc tập luyện các bài tập vùng chậu có thể giúp vết rạch tầng sinh môn nhanh lành bởi chúng tăng cường cho các cơ quanh vùng hậu môn, âm đạo, làm giảm áp lực lên vết rạch và các mô gần đó.
Nếu chị em bị ớn lạnh, sốt, đau đáy chậu dữ dội, vùng da sưng đỏ, dịch âm đạo có mùi hôi hoặc chảy máu ở vết mổ thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm
>> Vết rạch tầng sinh môn bị lồi có sao không?
> Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.