Quy trình cấy que tránh thai đúng cách thực hiện như nào?

Quy trình cấy que tránh thai thông thường chỉ diễn ra trong khoảng 10 – 15 phút. Đây là một biện pháp tránh thai an toàn, có hiệu quả lâu dài và được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng. Bên cạnh các bước thực hiện thủ thuật này ra sao, chúng ta cũng cần lưu tâm tới các bước chăm sóc sau cấy que.

Bạn đang đọc: Quy trình cấy que tránh thai đúng cách thực hiện như nào?

1. Que tránh thai hoạt động trên cơ chế nào?

1.1. Khái niệm cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là hình thức đưa đoạn ống nhựa dẻo, bên trong có chứa thuốc nội tiết vào cơ thể nhằm ngăn cản, thay đổi quá trình rụng trứng của cơ thể, ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng. Biện pháp này được thực hiện một lần duy nhất và không cần phải sử dụng thêm biện pháp tránh thai nào khác.

Các loại thuốc chứa trong ống là các loại thuốc nội tiết, chúng sẽ được phóng thích và ngấm dần vào bên trong cơ thể và có thể duy trì lâu dài lên tới vài năm. Một số loại thuốc nội tiết hay sử dụng trong que cấy như: levonorgestrel hay etonogestrel.

1.2. Một số loại que cấy tránh thai phổ biến

Theo thống kê, hiện nay trên thị trường có nhiều loại que cấy tránh thai, tuy nhiên có 2 loại que cấy hay được nhiều chị em phụ nữ sử dụng, đó là:

– Que Implanon: đây là loại que tránh thai được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng nhất. Bởi với loại này chỉ cần 1 que duy nhất, và có tác dụng lên tới 3 năm. Tuy nhiên giá cả của loại que cấy này được đánh giá là cao nhất trong số các loại que cấy khác trên thị trường. Giá cho mỗi que cấy Implanon rơi vào khoảng 3.000,000 – 3.500.000 tùy cơ sở y tế.

– Que Femplant: là loại que cấy tránh thai có cấu tạo bởi 2 que nhỏ. Tác dụng ngừa thai của chúng cũng là trong vòng 4-5 năm. Về giá thành thì rẻ hơn so với que Implenon. Giá cho 1 lần cấy que Femplant rơi vào khoảng 1.500.000 – 2.000.000 đồng.

Quy trình cấy que tránh thai đúng cách thực hiện như nào?

Cấy que tránh thai là hình thức đưa đoạn ống nhựa dẻo, bên trong có chứa thuốc nội tiết vào cơ thể nhằm ngăn cản, thay đổi quá trình rụng trứng.

1.3. Một số lợi ích vượt trội biện pháp cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là phương pháp được nhiều chị em phụ nữ ưu ái sử dụng bởi nó đem lại nhiều lợi ích:

– Tiện lợi: chỉ cần thực hiện một lần duy nhất và không cần sử dụng thêm bất cứ biện pháp tránh thai nào.

– Kín đáo, tế nhị: chỉ cần đặt 1 đoạn ống nhỏ vào vùng da ở mặt trong bên dưới cánh tay (tay không thuận), do đó rất kín đáo và không bị lộ ra bên ngoài.

– Tác dụng lâu dài: Trung bình mỗi que cấy có thể duy trì tác dụng tránh thai trong khoảng 3 năm. Một số loại que cấy còn được nhà sản xuất cam kết là có thể mang lại hiệu quả tránh thai lên tới 5-6 năm.

– Có thể sử dụng được với cả những phụ nữ sau sinh và đang cho con bú.

1.4. Một số nhược điểm của biện pháp cấy que tránh thai

Ngoài những ưu điểm kể trên, cấy que tránh thai cũng tồn tại một số nhược điểm:

– Giá thành đắt hơn một số biện pháp tránh thai khác.

– Một số trường hợp xuất hiện các phản ứng phụ như: rong kinh, tăng cân, mọc mụn, mất ngủ,…

2. Quy trình cấy que tránh thai được thực hiện như nào?

Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý về chăm sóc sau hàn răng sâu

Quy trình cấy que tránh thai đúng cách thực hiện như nào?

Trước khi thực hiện cấy que tránh thai, các bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra xem bạn có thuộc đối tượng sử dụng được biện pháp cấy que này hay không.

2.1. Thăm khám, trao đổi trước khi cấy que

Bước đầu, trước khi thực hiện cấy que tránh thai, các bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra xem bạn có thuộc đối tượng sử dụng được biện pháp cấy que này hay không. Bởi trong một số trường hợp, khi bạn đang có thai mà không biết, hay đang gặp một số vấn đề gây ảnh hưởng đến tác dụng tránh thai của thuốc.

Sau khi đánh giá tổng quát về sức khỏe, tiền sử bệnh lý, các bác sĩ sẽ trao đổi rõ với bạn về các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp cấy que này. Điều này nhằm đảm bảo rằng bạn đã nắm rõ thông tin và đưa ra quyết định đúng đắn.

Bước tiếp theo, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân kiểm trả vỏ hộp thuốc, xác định rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ. Điều này giúp đảm bảo thuốc là loại chính hãng và an toàn đối với sức khỏe.

2.2. Quy trình thực hiện thủ thuật cấy que tránh thai

Bác sĩ tiến hành việc sát trùng sạch sẽ vị trí mặt trong bên dưới cánh tay. Sau đó thực hiện gây tê. Bước tiếp theo sẽ sử dụng thiết bị y tế cần thiết để đưa que cấy vào dưới vùng da.

Thông thường việc đưa que cấy vào rất nhanh, chỉ mất khoảng 10 – 15 phút.

2.3. Sau khi thực hiện quy trình cấy que tránh thai

Tùy vào cơ địa và vùng da của từng người mà ở vị trí cấy que sẽ xảy ra tình trạng bầm máu, sưng đỏ hay không. Tuy nhiên đa số là sẽ không xảy ra phản ứng quá nghiêm trọng.

Sau khi đã thực hiện cấy que xong, bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn cho bạn cách theo dõi, chăm sóc vết cấy khi về nhà. Thông thường, nếu không có bất cứ hiện tượng lạ nào xảy ra thì bạn hoàn toàn có thể về nhà được luôn sau khi thực hiện thủ thuật.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ ghi chú cho bạn về thời gian thực hiện cấy que, thời gian que cấy phát huy tác dụng, lịch hẹn tái khám (nếu có).

3. Một số điều cần lưu ý để quy trình cấy que phát huy tác dụng tốt nhất

Quy trình cấy que tránh thai đúng cách thực hiện như nào?

>>>>>Xem thêm: Mổ cắt tử cung và 2 bên phần phụ khi nào?

Lựa chọn các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện uy tín để thực hiện thủ thuật cấy que tránh thai.

Để que cấy có tác dụng tránh thai tốt nhất, chị em phụ nữ cần lưu tâm một số điều sau:

– Lựa chọn các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện uy tín để thực hiện thủ thuật này.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng cấy que, không nên sờ chạm nhiều vào vùng mới cấy que, nhằm tránh gây nhiễm trùng.

– Trong vòng 7 ngày sau khi cấy xong, que mới bắt đầu phát huy tác dụng. Do đó, nên tránh quan hệ tình dục trong thời điểm này, hoặc nếu quan hệ tình dục thì cần sử dụng biện pháp tránh thai khác thay thế như sử dụng bao cao su.

– Hạn chế mang vác, di chuyển vật nặng sau khi cấy que.

– Nên đi thăm khám, kiểm tra lại tình trạng que cấy để chắc chắn rằng que cấy vẫn ở đúng vị trí.

– Cần có sự tìm hiểu trước về một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi cấy que.

4. Quy trình tháo que tránh thai như thế nào?

Về mặt cơ bản việc tháo que tránh thai cũng gần tương tự như cách cấy que tránh thai vào cơ thể. Các bác sĩ cũng sẽ thực hiện gây tê, sau đó tiến hành rạch một đường nhỏ để rút que cấy ra ngoài.

Thời gian thực hiện tháo que cũng rất nhanh gọn, chỉ kéo dài trong khoảng 10 – 15 phút.

Sau khi rút que, khả năng mang thai sẽ trở lại như bình thường. Tuy nhiên, cơ thể sẽ cần khoảng 3 – 4 tuần để có thể ổn định lại như ban đầu.

Trên đây là những thông tin hữu ích về quy trình cấy que mà chúng ta cần biết. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định có nên sử dụng biện pháp tránh thai bằng que cấy hay không.

Nếu cần tư vấn hoặc giải đáp thêm các thông tin, hãy đặt câu hỏi dưới phần bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với Thu Cúc TCI nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *