Quy trình khám đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng chèn ép dây thần kinh thường xảy ra ở những người từ 30 – 50 tuổi. Bệnh gây rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Vậy khi nào cần khám đau dây thần kinh tọa và các bước khám ra sao?

Bạn đang đọc: Quy trình khám đau dây thần kinh tọa

1. Tổng quan về căn bệnh đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh quan trọng, kéo dài từ thắt lưng cho đến ngón chân. Đây là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, có chức năng là chi phối cảm giác, vận động và dinh dưỡng.

Đau thần kinh tọa là tình trạng xuất hiện cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau bắt đầu từ cột sống thắt lưng, lan xuống đùi, ra mặt trước cẳng chân, mắt cá chân và xuống các ngón chân.

Mức độ đau có lúc nhẹ, chỉ như bị điện giật, nhưng cũng có lúc lại dữ dội, kiểu đau nhói. Các cơn đau thường nặng hơn khi kèm theo hắt hơi, ho hay khi bạn ngồi lâu một chỗ. Một số trường người bệnh còn cảm thấy ngứa ran, tê và yếu cơ chân, bàn chân.

Những triệu chứng này gây khó chịu và hạn chế khả năng vận động, do đó ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến thứ 2 cần được điều trị tại viện, chỉ sau viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường gặp ở những người từ 30 – 50 tuổi, với tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ.

Quy trình khám đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng ngày càng phổ biến hiện nay.

2. Các nguyên nhân chủ yếu gây đau thần kinh tọa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau thần kinh tọa, trong đó phổ biến nhất thoát vị đĩa đệm cột sống. Thống kê cho thấy, khoảng 80% các trường hợp đau thần kinh tọa là do đĩa đệm thoát vị chèn vào rễ thần kinh tọa. Ngoài ra, chấn thương, viêm đĩa đệm cột sống, tổn thương thân cột sống, sưng dây thần kinh tọa,… cũng là những nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Một số trường hợp dây thần kinh cũng có thể bị chèn ép bởi khối u, bị chảy máu trong, biến chứng từ việc gãy xương chậu, do mang thai, nhiễm trùng… và gây đau.

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa:

– Thừa cân, béo phì: Tình trạng cân nặng vượt tiêu chuẩn có thể gây áp lực lớn lên cột sống chèn vào dây thần kinh tọa

– Tuổi tác: Xương khớp nói chung và cột sống nói riêng cũng bị lão hóa theo thời gian, kéo theo các bệnh lý như gai xương hay thoát vị đĩa đệm. Các bệnh lý này gây chèn ép, dẫn tới đau thần kinh tọa.

– Ngồi lâu một tư thế: Ngồi 1 tư thế trong thời gian dài, ít vận động cũng làm gia tăng nguy cơ đau thần kinh tọa.

– Thường xuyên làm việc nặng: Những người làm công việc thường xuyên phải xoay lưng, quay người, mang vác nặng, lái xe…cũng rất dễ mắc bệnh này.

– Tiểu đường: Ở người bị đái tháo đường, các dây thần kinh dễ bị tổn thương hơn so với người bình thường.

Tìm hiểu thêm: Mất ngủ vì stress là gì, có nguy hiểm không?

Quy trình khám đau dây thần kinh tọa

Đau lưng có thể là một dấu hiệu cảnh báo đau dây thần kinh tọa

3. Khi nào cần đi khám đau dây thần kinh tọa và các bước khám

3.1 Khi nào cần đi khám đau dây thần kinh tọa?

Nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau thần kinh tọa nhẹ có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, với những trường hợp đau nặng, nếu không được thăm khám và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp những biến chứng gây tàn phế, thay đổi cấu trúc, hoạt động của ruột, bàng quang.

Nên đi khám ngay nếu bạn gặp phải một trong các vấn đề sau:

– Xuất hiện cơn đau dữ dội, đột ngột ở lưng hoặc chân.

– Gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động của ruột hoặc bàng quang.

3.2 Các bước khám đau dây thần kinh tọa

– Các bước khám lâm sàng cơ bản

Các triệu chứng lâm sàng là một trong những “chỉ điểm” quan trọng cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán. Dựa vào việc khai thác các triệu chứng, tính chất và mức độ biểu hiện triệu chứng mà người bệnh chia sẻ, các triệu chứng thực thể, tiền sử bệnh và thói quen sinh hoạt làm việc hàng ngày, các bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán ban đầu, làm căn cứ cho các chỉ định tiếp theo.

– Các phương pháp cận lâm sàng

Dựa vào bước khám lâm sàng, bác có thể chỉ định một số xét nghiệm, chụp chiếu để xác định hoặc loại trừ bệnh bao gồm:

+ Xét nghiệm máu: Kiểm tra xem có phản ứng viêm hay không và mức độ viêm nếu có.

+ Siêu âm: Nhằm phát hiện các tổn thương cơ, khớp.

+ Chụp X-quang, MRI: Kiểm tra tình trạng đĩa đệm, khối u có thể là nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh tọa.

3.3 Khám đau thần kinh tọa ở đâu hiệu quả?

Khi có dấu hiệu đau thần kinh tọa, bạn nên thăm khám tại chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị bởi các chuyên gia và hệ thống thiết bị hiện đại.

Quy trình khám đau dây thần kinh tọa

>>>>>Xem thêm: Chứng mất ngủ ở phụ nữ tuổi trung niên và điều cần biết

Khám với bác sĩ chuyên khoa là cần thiết để nhận diện chứng đau dây thần kinh tọa.

4. Điều trị đau dây thần kinh tọa như thế nào?

Việc điều trị đau dây thần kinh tọa ở mỗi bệnh nhân khác nhau ở phương pháp thực hiện và thời gian điều trị. Các phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa chính gồm:

4.1 Điều trị nội khoa

– Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc thường được kê cho các bệnh nhân mắc bệnh này gồm:

+ Thuốc giảm đau

+ Thuốc giãn cơ

+ Vitamin nhóm B

+ Thuốc giảm đau thần kinh

+ Thuốc corticosteroid tiêm ngoài màng cứng

Các loại thuốc cần được sử dụng một cách thận trọng, theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ và rủi ro đáng tiếc.

– Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là biện pháp điều trị có thể giúp phục hồi chức năng dây thần kinh tọa, giảm đau và cải thiện tính linh hoạt của cơ. Các phương pháp vật lý trị liệu thường dùng trong các trường hợp này gồm: massage, các bài tập kéo giãn cột sống, bơi, xà đơn, đeo đai lưng hỗ trợ.

Bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh cần áp dụng chế độ nghỉ ngơi phù hợp như nằm giường cứng, tránh lao động quá sức, mang vác nặng, không ngồi hoặc đứng quá lâu.

4.2 Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp bệnh nặng hoặc bệnh nhân không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các phương pháp ngoại khoa để loại bỏ một phần địa đệm bị thoát vị hoặc cắt cung sau đốt sống trong các trường hợp đau thần kinh tọa do hẹp ống sống.

4.3 Điều trị khác

Việc chườm lạnh hay chườm nóng tại khu vực tổn thương có tác dụng giúp giảm bớt cơn đau. Ngoài ra, châm cứu, nắn khớp xương cũng là các phương pháp được áp dụng trong điều trị đau thần kinh tọa. Tuy nhiên cần lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện những phương pháp này.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm bệnh lý và quy trình khám đau dây thần kinh tọa. Nếu có nhu cầu thăm khám, bệnh nhân liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *