Quy trình kỹ thuật lấy dị vật tai tại bệnh viện

Quy trình kỹ thuật lấy dị vật tai được thực hiện bởi các bác bác chuyên khoa tai mũi họng với sự đảm bảo về trang thiết bị hỗ trợ và các tá dược phù hợp với từng đối tượng. Trong khi đó, dị vật tai là tai nạn rất dễ xảy ra trong đời sống. Vì thế, không nên bỏ qua việc tìm hiểu các thao tác, kỹ thuật này để có phương hướng xử lý, đồng thời, có thể hợp tác tốt trong quá trình điều trị dị vật tai khi cần thiết.

Bạn đang đọc: Quy trình kỹ thuật lấy dị vật tai tại bệnh viện

1. Những vấn đề cơ bản chuẩn bị trong quy trình kỹ thuật lấy dị vật ở trong tai

1.1. Dị vật tai là gì và phân loại dị vật tai

Dị vật tai là được xác định là toàn bộ các vật chất (lỏng, rắn) bất thường xuất hiện trong tai, không do các vấn đề tai sinh ra. Thông thường các dị vật này thường từ ống tai đi vào. Dị vật tai có hai dạng chính, bao gồm dị vật hạt và dị vật sống. Trong đó, dị vật hạt là các dạng vật chất như hạt đậu, hạt thóc, hạt ngô, hạt cườm, hay bi, sỏi, đá hoặc các đồ chơi nhỏ kích thước tương tự, thường là trẻ con nghịch nhét vào tai hoặc một số tai nạn bất ngờ khiến dị vật trong tai (như khi đi qua máy tuốt lúa, máy trộn bê tông,…).

Mặt khác, dị vật sống có thể chui vào tai gây những khó chịu và nguy hiểm như cắn tai, làm tổ trong tai,… Dị vật sống trong tai có thể là gián, kiến, ve, vắt,… vào tai trong một số trường hợp nhất định.

Ngoài ra, dị vật trong tai còn có thể là những dị vật hữu cơ, vô cơ khác. Nhìn chung, hầu như mọi vật có thể nhét vào hoặc tiến vào tai đều có thể trở thành dị vật trong tai nạn này.

Quy trình kỹ thuật lấy dị vật tai tại bệnh viện

Hình ảnh côn trùng trong tai (Ảnh: Sưu tầm)

1.2. Khi nào cần lấy dị vật tai và chuẩn bị trước khi lấy dị vật

Theo chỉ định của bác sĩ, tất cả các trường hợp có dị vật tai đều cần phải được lấy ra. Vơi dị vật sống và các dị vật nguy hiểm, cần thực hiện gắp dị vật tai ra sớm nhất có thể, tránh những vấn đề mà dị vật có thể gây ra. Mặt khác, một số dị vật vô cơ có thể dời thời điểm lấy dị vật tai trễ hơn. Tuy nhiên, dị vật lâu trong tai vẫn gây nên tình trạng viêm nhiễm và có thể rơi vào tai trong khiến cho việc lấy dị vật khó khăn hơn. Do đó, việc lấy dị vật tai sớm là điều mà bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh.

Chuẩn bị cho việc lấy dị vật trong tai bao gồm:

– Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng có kinh nghiệm.

– Phương tiện thực hiện: Gồm dụng cụ lấy dị vật và nước ấm (khoảng 38 độ).

– Chuẩn bị bệnh án: Thực hiện các xét nghiệm cơ bản cho trẻ em khi cần gây mê và dị vật khó lấy. Với trẻ em lớn hơn thì cần được giữ hoặc bế cẩn thận.

2. Các bước tiến hành trong quy trình lấy dị vật tai

2.1. Quy trình lấy dị vật hạt trong tai

– Dị vật hạt trong tai nếu ở ngay vị trí bên ngoài thì người bệnh có thể nghiêng đầu theo hướng ngược lại để dị vật ra ngoài.

– Với các dị vật mới và dễ lấy, bác sĩ sẽ sử dụng móc tai để lấy thông thường mà.

– Với tình trạng dị vật khó lấy, có thể cần gây mê cho người bệnh. Thông thường, với các em nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân để việc lấy dị vật được dễ dàng. Khi này, cần soi tai để xác định vị trí, hình dạng của dị vật. Thực hiện bơm áp lực với nước ấm vào thành trên ống tai ngoài để nước đẩy dị vật ra. Một số trường hợp đặc biệt sẽ không được sử dụng nước ấm. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để lấy dị vật ra ngoài.

– Tình trạng dị vật lớn bít tắc ống tai, tình trạng ống tai sưng nề, bác sĩ có thể thực hiện đường rạch sau tai, phẫu thuật ống tai lấy dị vật.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp điều trị viêm xoang sàng phổ biến hiện nay

Quy trình kỹ thuật lấy dị vật tai tại bệnh viện

Lấy dị vật hạt trong tai

2.2. Quy trình lấy dị vật tai với dị vật sống

Nguyên tắc cơ bản và đầu tiên trước khi lấy dị vật sống khỏi tai là cần làm bất hoạt dị vật. Khi đó, côn trùng, động vật sống trong tai có thể bị bất hoạt bằng cách làm tê hoặc làm chết.

– Người bệnh nằm nghiêng sao cho hướng tai bị dị vật hướng lên trên.

– Bác sĩ sẽ dùng cloramphenicol 0,4% hoặc dầu gomenol nhỏ vào tai để làm côn trùng hoặc dị vật sống bất hoạt. Quá trình này đợi khoảng 10 phút.

– Thực hiện gắp dị vật sống bằng kìm hoặc bơm nước để đẩy dị vật ra.

2.3. Những lưu ý đặc biệt

Dị vật trong tai dù là dị vật cứng hay dị vật sống cũng có thể gây ra hiện tượng viêm nhiễm và có thể gây hậu quả thủng màng nhĩ. Với các trường hợp này, cần tránh việc bơm nước đẩy dị vật.

Ngoài ra, các trường hợp như dị vật mềm, dị vật có thể phồng lên khi gặp nước, dị vật là pin, nam châm,… thì việc bơm nước cũng không được áp dụng. Những trường hợp này, nước có thể đẩy nhanh tổn thương hoặc khiến việc gắp dị vật khó khăn hơn.

Chính vì thế, trước khi gắp dị vật, bác sĩ cần xác định đúng tình trạng của tai hiện tại. Đồng thời, cần xác định được hình dạng, kích thước và tình trạng để có thể lấy dị vật ra theo cách phù hợp.

Quy trình kỹ thuật lấy dị vật tai tại bệnh viện

>>>>>Xem thêm: Viêm họng là gì? Điều trị ra sao cho nhanh khỏi?

Thăm khám để lấy dị vật tai đúng cách

3. Theo dõi, chăm sóc và các vấn đề sau khi lấy dị vật tai

Rất nhiều trường hợp cần chăm sóc sau khi lấy dị vật khỏi tai, Trong trường hợp người bệnh bị tình trạng viêm nhiễm ống tai hay sây sát, bác sĩ sẽ đặt thấm dầu, kê kháng sinh và thuốc chống phù nề phù hợp.

Một số ca gắp dị vật cần dùng thuốc giảm đau sau khi điều trị, đặc biệt với những tình huống dị vật lớn và cần phẫu thuật gắp dị vật.
Ngoài ra, cần xử lý các vấn đề đi kèm hoặc biến chứng mà dị vật gây ra. Tình trạng dị vật có thể gây viêm nhiễm, gây viêm ống tai thậm chí là thủng màng nhĩ. Khi lấy dị vật cũng cần lưu ý điều trị các vấn đề này. Nếu tai bị thủng màng nhĩ, bệnh nhân cần thuốc điều trị ổn định và sau đó có thể vá màng nhĩ.

Các quy trình kỹ thuật lấy dị vật tai tùy theo từng trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định riêng. Do đó, khi gặp vấn đề này, người bệnh nên chú ý thăm khám chi tiết và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, cần đảm bảo việc loại bỏ dị vật trong tai sớm để tránh những vấn đề mà dị vật gây ra cho tai cũng như sức khỏe của chúng ta.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *