Quy trình nắn chỉnh răng bằng mắc cài được thực hiện như thế nào?

Nắn chỉnh răng bằng mắc cài là phương pháp được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn vì mang đến hiệu quả cao. Trước khi lựa chọn phương pháp này, nhiều người thường thắc mắc: “Quy trình nắn chỉnh răng bằng mắc cài được thực hiện như thế nào?”

Bạn đang đọc: Quy trình nắn chỉnh răng bằng mắc cài được thực hiện như thế nào?

1. Nắn chỉnh răng bằng mắc cài là gì?

Nắn chỉnh răng bằng mắc cài (niềng răng bằng mắc cài) là phương pháp được biết đến nhiều nhất hiện nay. Phương pháp này được sử dụng phổ biến bởi có thể áp dụng được hầu hết cho tất cả các trường hợp có khuyết điểm về răng.

Quy trình nắn chỉnh răng bằng mắc cài được thực hiện như thế nào?

Phương pháp niềng răng bằng mắc được sử dụng phổ biến bởi có thể áp dụng được hầu hết cho tất cả các trường hợp có khuyết điểm về răng.

2. Độ tuổi nên thực hiện nắn chỉnh răng

Theo các bác sĩ, khoảng thời gian phù hợp để nắn chỉnh răng là từ 12 – 16 tuổi. Lúc này cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phát triển, xương hàm chưa ổn định nên có thể điều chỉnh khiếm khuyết răng miệng dễ dàng. Sau độ tuổi này, răng đã ổn định và không phát triển thêm nữa, việc di chuyển răng vẫn có thể thực hiện tuy nhiên sẽ không có hiệu quả tốt như giai đoạn 12 – 16 tuổi.

3. Các phương pháp nắn chỉnh răng bằng mắc cài

3.1 Nắn chỉnh răng mặt ngoài

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trước đây bởi giá thành thấp và hiệu quả cao. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sẽ gắn mắc cài ở mặt ngoài làm bằng kim loại hoặc sứ để gắn lên mặt ngoài của răng, sử dụng dây chun để cố định dây cung vào các mối mắc cài. Dây cung sẽ điều chỉnh răng dần về đúng vị trí và mang đến cho bạn một hàm răng đều, thẳng hàng.

3.2 Nắn chỉnh răng mặt trong

Với sự phát triển của nha khoa hiện đại, phương pháp nắn chỉnh răng ở mặt trong đã ra đời giúp khắc phục được nhược điểm lớn về tính thẩm mỹ của phương pháp nắn chỉnh răng mặt ngoài truyền thống tuy nhiên lại đòi hỏi bác sĩ nha khoa thực hiện phải có chuyên môn cao. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài ở mặt trong của răng với cơ chế dịch chuyển của răng vẫn như phương pháp gắn ở mặt ngoài nhưng khi nhìn bên ngoài sẽ khó phát hiện người dùng đang nắn chỉnh răng.

Quy trình nắn chỉnh răng bằng mắc cài được thực hiện như thế nào?

Phương pháp nắn chỉnh răng ở mặt trong đã ra đời giúp khắc phục được nhược điểm lớn về tính thẩm mỹ của phương pháp nắn chỉnh răng mặt ngoài truyền thống

Với cả 2 phương pháp trên, người sử dụng có thể lựa chọn mắc cài bằng sứ hoặc kim loại tùy theo mong muốn sử dụng và khả năng tài chính.

3.3 Nắn chỉnh răng bằng mắc cài tự động

Phương pháp này vẫn sử dụng dây cung như phương pháp truyền thống, tuy nhiên cải tiến hơn trong việc không dùng dây chun và mắc cài có nắp trượt tự động với chức năng giữ dây cung ở khe mắc cài.

4. Quy trình nắn chỉnh răng bằng mắc cài

Quy trình nắn chỉnh răng bằng mắc cài được thực hiện như sau:

4.1 Thăm khám tổng quát, chụp X-quang răng và tư vấn

Bác sĩ tiến hành kiểm tra răng tổng quát và chụp X-quang để xác định được tình trạng khuyết điểm của bệnh nhân: thưa, móm, khớp cắn ngược,..đồng thời giới thiệu cho bệnh nhân các phương pháp nắn chỉnh răng.

4.2 Lên phác đồ điều trị và lấy dấu hàm

Sau khi bệnh nhân đã xem xét và lựa chọn phương pháp nắn chỉnh răng bằng mắc cài, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị khuyết điểm để bệnh nhân có thể thấy được sự thay đổi răng của mình sau khi niềng, tiếp theo bác sĩ lấy dấu hàm của bệnh nhân trên thạch cao.

4.3 Làm mắc cài

Mẫu dấu hàm trên thạch cao sẽ chuyển đến các hãng chỉnh nha hàng đầu tại nước ngoài và tại đây các bộ mắc cài được thiết kế riêng để phù hợp với từng bệnh nhân. Công đoạn này sẽ mất khoảng 1 tuần để hoàn thành.

4.4 Gắn mắc cài

– Trước khi gắn mắc cài cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh tổng quát răng miệng để loại bỏ những mảng bám trên bề mặt răng, trong những kẽ hở và thực hiện nhổ răng (nếu cần).

– Sau khi hàm răng đã đủ điều kiện gắn niềng, bác sĩ sẽ gắn mắc cài bằng sứ hoặc kim loại lên răng cho bệnh nhân bằng vật liệu dính chuyên dụng ở mặt trước hoặc mặt trong của răng.

– Khi mắc cài đã được cố định, bác sĩ sẽ buộc dây thun và dây cung vào.

4.5 Tái khám định kỳ theo lịch bác sĩ

Tìm hiểu thêm: 10 quận huyện tại Hà Nội được tầm soát ung thư đại trực tràng miễn phí

Quy trình nắn chỉnh răng bằng mắc cài được thực hiện như thế nào?

Tái khám định kỳ là một bước quan trọng trong quy trình nắn chỉnh răng và lịch khám của bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thường là 1 tháng/lần

Thường khi mới bắt đầu nắn chỉnh răng, lịch tái khám sẽ dày hơn để bác sĩ có thể kiểm tra xem niềng răng có thích ứng được với khách hàng không? Có bất thường gì về việc di chuyển của răng không. Sau một khoảng thời gian khi răng đã di chuyển ổn định, lịch tái khám sẽ đều đặn hơn, thường khoảng 1 tháng/lần.

4.6 Tháo niềng và đeo niềng duy trì

Bước cuối cùng của quy trình nắn chỉnh răng là bệnh nhân sẽ được tháo niềng và đeo hàm duy trì tháo lắp để răng có thời gian để ổn định.

5. Lưu ý khi nắn chỉnh răng

5.1 Vệ sinh hàng ngày

Khi niềng răng, nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng sẽ cao hơn bình thường. Chính vì vậy, bạn cần lưu vệ sinh sạch sẽ cho răng và cả bộ niềng. Nên có thói quen đánh răng đúng cách sau 3 bữa ăn, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Đặc biệt, bạn có thể tham khảo để sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn như bàn chải kẽ răng, bàn chải điện, tăm nước…

Ngoài ra, nên sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để súc miệng hàng ngày sau ăn kết hợp cùng việc sử dụng chỉ nha khoa 1 lần/ngày để chăm sóc răng miệng toàn diện hơn.

5.2 Chế độ ăn uống

Hạn chế ăn những đồ quá cứng (các loại hạt, mía…), đồ dai, dẻo (bít tết, thịt giai…) vì dễ khiến răng dịch chuyển sai, làm hỏng niềng hay những đồ ăn dễ vỡ vụn (snack, bánh quy,…) vì có thể mắc vào dây cung, dây cài và để lại những mảng bám trên răng.

Quy trình nắn chỉnh răng bằng mắc cài được thực hiện như thế nào?

Thay vì ăn mía trực tiếp gây tác động mạnh đến răng đang trong quá trình dịch chuyển, bạn có thể uống nước mía thay thế mà vẫn tận hưởng trọn vẹn hương vị của thực phẩm này

5.3 Chế độ vận động

Tránh sờ tay hay tự ý chỉnh niềng vì không chỉ mất vệ sinh, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào khoang miệng mà còn có thể gây hỏng niềng và răng dịch chuyển không như lộ trình ban đầu.

Bên cạnh đó, hãy cố gắng bảo vệ niềng tối đa, tránh tác động mạnh gây méo mó niềng, ảnh hưởng đến quá trình nắn chỉnh răng của bạn hay thậm chí với những tác động mạnh có thể khiến mắc cài hay dây cung chọc vào lợi gây chảy máu.

6. Các phương pháp nắn chỉnh răng khác

Hiện nay có rất nhiều phương pháp nắn chỉnh răng khác nhau. Ngoài phương pháp nắn chỉnh bằng mắc cài, còn có các phương pháp khác như:

6.2 Nắn chỉnh răng tháo lắp

Ưu điểm của phương pháp này là người dùng có thể tháo lắp dễ dàng theo mong muốn, thời gian thực hiện nhanh, chi phí thấp và tiện lợi. Tuy nhiên nhược điểm của nó là dễ hư hỏng, nếu bệnh nhân không tự giác đeo thì hiệu quả sẽ không được như mong muốn.

6.3 Nắn chỉnh răng trong suốt invisalign

Niềng răng trong suốt invisalign là phương pháp tân tiến nhất hiện nay, được đánh giá cao cả về tính hiệu quả và thẩm mỹ. Thay vì sử dụng mắc cài, dây cung và chun buộc như phương pháp truyền thống, loại nắn chỉnh răng này chỉ sử dụng những khay niềng trong suốt. Bệnh nhân có tháo lắp niềng răng này nhanh chóng, tuy nhiên cần đảm bảo đeo ít nhất 22h/ngày và một lộ trình cần từ 20 – 40h tùy thể trạng từng người. Thêm vào đó, bạn cần xem xét vấn đề tài chính khi lựa chọn phương pháp này vì giá của nắn chỉnh răng trong suốt invisalign dao động từ 85 – 100 triệu.

Quy trình nắn chỉnh răng bằng mắc cài được thực hiện như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Có nên nhổ răng khôn không và các thắc mắc về nhổ răng

Không sử dụng mắc cài, dây cung và chun buộc như phương pháp truyền thông, loại nắn chỉnh răng Invisalign chỉ sử dụng những khay niềng trong suốt, mang đến tính thẩm mỹ cao

Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp chi tiết các thông tin về quy trình nắn chỉnh răng bằng mắc cài. Nếu có thắc mắc gì về phương pháp này, bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ nha khoa tư vấn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *