Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới. Đặc biệt với chị em từ độ tuổi 30 trở lên. Một trong những cách giúp chị em có thể phòng ngừa chính là sàng lọc ung thư cổ tử cung. Đây là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường tiền ung thư trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và khả năng điều trị thành công cao. Dù vậy, để hiểu rõ về quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung ra sao thì không phải chị em nào cũng biết. Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung trong bài bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay

1. Tìm hiểu về sàng lọc ung thư cổ tử cung

1.1. Sàng lọc ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung (Cervical Cancer) là căn bệnh ác tính hình thành ở biểu mô vảy ( hay còn gọi là biểu mô lát) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, thường xuất hiện khi các tế bào ác tính phát triển không kiểm soát và xâm lấn vào khu vực của các tế bào bình thường, tạo thành các khối u trong cổ tử cung. Theo số liệu được ghi nhận trong năm 2020, Việt Nam có hơn 9000 ca mắc mới và có hơn 3000 ca tử vong do căn bệnh này. Chính vì vậy, những con số trên như hồi chuông báo động cho chị em phụ nữ cần phải quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân. Ung thư cổ tử cung có tỷ lệ tử vong cao do bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Bởi vậy, các bác sĩ đưa ra lời khuyên chị em nên đi xét nghiệm sàng lọc ung thư ít nhất một lần để kiểm tra sức khỏe của bản thân. Sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư và nhờ đó các bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp trước khi quá muộn. Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay gồm có khám phụ khoa, xét nghiệm tế bào học Pap smear, xét nghiệm HPV,…..

Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay

1.2. Tầm quan trọng của sàng lọc ung thư cổ tử cung

Sàng lọc ung thư cổ tử cung nhằm phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi thành tế bào ung thư, với tỷ lệ điều trị thành công lên đến 90%. Vì thế sàng lọc ung thư sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị bệnh. Nếu chị em bỏ lỡ thời điểm vàng thì sẽ hiệu quả điều trị sẽ giảm xuống.

Chính vì vậy. chủ động khám sàng lọc ung thư cổ tử cung từ sớm sẽ giúp chị em:

– Phát hiện xem có nhiễm virus HPV hay không, đặc biệt là virus HPV16 và HPV18 – hai chủng nguy cơ cao được xác định là nguyên nhân của hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung.

– Phát hiện những dấu hiệu bất thường tiền ung thư có nguy cơ dẫn tới ung thư cổ tử cung

– Phát hiện bệnh sớm giúp việc điều trị ít xâm lấn và khả năng điều trị thành công cao hơn. Vừa có thể bảo toàn khả năng sinh sản, vừa tăng cơ hội sống cho người bệnh.

2. Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung

2.1. Đối tượng nào cần sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Những đối tượng sau cần thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt:

– Phụ nữ chuẩn bị bước vào độ tuổi 30.

– Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư cổ tử cung hoặc nhiễm phải virus HPV.

– Phụ nữ có những triệu chứng nghi ngờ ung thư cổ tử cung như đau ở vùng chậu, chảy máu âm đạo, dịch âm đạo bất thường, 1 bên chân bị sưng bất thường,…

Với mỗi độ tuổi, các kỹ thuật sàng lọc ung thư cổ tử cung được áp dụng sẽ khác nhau:

– Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi được khuyến cáo nên thực hiện đồng thời cả 2 xét nghiệm HPV và Pap test/ Thin prep với tần suất 5 năm/ lần nếu kết quả HPV trước đó âm tính. Ngược lại, nếu kết quả HPV dương tính, chị em nên kết hợp thực hiện HPV và Thin prep hoặc Pap Smear hàng năm.

– Phụ nữ sau 65 tuổi có thể ngưng tầm soát ung thư cổ tử cung trong những trường hợp sau. Đầu tiên, khi không có tiền sử tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường ở các mức độ trong các lần tầm soát trước. Hoặc có 3 lần liên tiếp kết quả Pap test bình thường/ HPV âm tính liên tiếp trong vòng 10 năm, trong đó kết quả khám gần nhất nên được thực hiện trong vòng 5 năm.

Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ về xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung HPV

Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay

Nếu có những triệu chứng nghi ngờ ung thư cổ tử cung, chị em nên thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung ngay

2.2. Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung chi tiết

Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm 4 bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra lâm sàng

Ở bước này chị em sẽ được kiểm tra lâm sàng, bao gồm các danh mục:

– Khám tổng quát thể lực như đo cân nặng, chiều cao, đo huyết áp, nhịp tim.

– Kiểm tra lâm sàng để các bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân và đề ra các phương hướng thăm khám.

Bước 2: Khám phụ khoa

Một trong những bước để sàng lọc ung thư cổ tử cung là khám phụ khoa định kỳ. Khám phụ khoa định kỳ không thể khẳng định được chính xác bệnh nhân có mắc ung thư cổ tử cung hay không. Tuy nhiên, khám phụ khoa sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh như tình trạng viêm nhiễm,… Và đương nhiên, nếu bệnh lý viêm nhiễm nếu không được điều trị cũng sẽ trở thành môi trường thuận lợi để virus HPV phát triển.

Bước 3: Thực hiện các xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Trong bước này, chị em sẽ thực hiện các xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Thông thường, chị em sẽ thực hiện những phương pháp xét nghiệm sau:

– Xét nghiệm HPV test: Đây là xét nghiệm giúp phát hiện DNA của HPV sớm và có tỷ lệ chính xác cao hơn xét nghiệm Pap smear. Phương pháp này có thể phát hiện nhanh chóng 2 loại virus có nguy cơ cao là HPV 16 và HPV 18, nguyên nhân chính gây nên căn bệnh ung thư tử cung.

– Phương pháp phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) là phương pháp giúp phát hiện những biến đổi bất thường trong các tế bào nằm ở cổ tử cung. Sự xuất hiện của những tế bào bất thường này chính là dấu hiệu điển hình tiền ung thư ở bệnh nhân ung thư giai đoạn khởi phát.

– Xét nghiệm Thinprep cũng là phương pháp phết tế bào cổ tử cung nhưng ra đời sau và được cải tiến để mang lại kết quả chẩn đoán chính xác hơn Pap Smear. Điểm khác biệt của xét nghiệm này là mẫu tế bào cổ tử cung được thu thập sẽ hòa với chất lỏng định hình trong một lọ Thinprep. Sau đó đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích bằng máy Thinprep làm tiêu bản hoàn toàn tự động.

Bước 4: Đọc kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung

Sau khi thực hiện tất cả các bước ở trên, các bác sĩ đọc kết quả và chẩn đoán tình trạng bệnh. Trong trường hợp phát hiện có nguy cơ cao mắc bệnh hoặc kết quả trên chưa đủ để các bác sĩ có thể đưa ra kết luận, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số phương pháp khác để chẩn đoán chính xác hơn như chụp cộng hưởng từ, soi cổ tử cung,…

Quy trình sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay

>>>>>Xem thêm: Ung thư di căn sống được bao lâu?

Lựa chọn cơ sở khám bệnh uy tin sẽ giúp chị em có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác với lộ trình điều trị bệnh phù hợp nhất.

Tuy nhiên chị em cần lưu ý, bởi vì kết quả chẩn đoán chính xác hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở thăm khám. Trong nhiều trường hợp sẽ xảy ra tình trạng âm tính giả có thể do sai sót trong kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm, sai sót trong lúc chẩn đoán,… Bởi vậy, chị em cần lựa chọn cơ sở khám bệnh thực sự uy tín để đảm bảo độ chính xác của kết quả chẩn đoán. Bài viết xin phép gợi ý một trong số những địa chỉ thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung uy tín tại Hà Nội, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Với đội ngũ khám bệnh là các y bác sĩ đầu ngành và các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore, chị em có thể an tâm khi thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung tại đây.

2.2. Lưu ý dành cho chị em trước khi sàng lọc ung thư cổ tử cung

Trước khi thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung, có một số lưu ý mà chị em cần quan tâm:

– Người bệnh không được sử dụng các loại kem/ gel bôi trơn âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi khám.

– Không làm xét nghiệm trong vòng 24 giờ sau khi quan hệ tình dục.

– Không thực hiện sàng lọc khi tới tháng vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu thu thập được. Thời điểm phù hợp nhất để thực hiện là khoảng 10 đến 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.

– Không thụt rửa âm đạo trong vòng 2 đến 3 ngày trước khi thực hiện tầm soát ung thư.

– Nếu đang đặt thuốc hoặc đang trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa cần thông báo ngay với bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *