Quy trình tán sỏi thận bạn cần biết

Quy trình tán sỏi thận tuy có đơn giản hơn so với các phương pháp truyền thống khác. Tuy nhiên, người bệnh cần chủ động nắm các thông tin để hiểu hơn và tránh bỡ ngỡ khi thực hiện 1 cuộc tán sỏi nào.

Bạn đang đọc: Quy trình tán sỏi thận bạn cần biết

1. Quy trình tán sỏi thận với 3 phương pháp phổ biến

1.1. Quy trình tán sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Quy trình tán sỏi ngoài cơ thể diễn ra khá đơn giản như sau:

– Thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định kích thước sỏi, tình trạng sỏi. Nếu sỏi thận dưới 1cm thì tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể.

– Xác định thời gian tán sỏi với bác sĩ

– Vào phòng tán sỏi và nằm với tư thế theo chỉ dẫn của điều dưỡng. Sao cho phần da lưng chỗ sỏi tiếp xúc gần nhất với nguồn phát máy tán.

– Nằm yên trong khoảng thời gian nửa tiếng

– Bác sĩ ở bên ngoài phòng điều khiển sóng xung kích để tán vỡ sỏi

– Bệnh nhân ngồi dậy, không hề đau đớn gì sau khi tán vỡ sỏi

– Nghe căn dặn của bác sĩ và xác định tình trạng ổn định sẽ xuất viện.

Như vậy, tán sỏi ngoài cơ thể diễn ra rất nhanh chóng. Bệnh nhân có thể tiến hành thăm khám và tán sỏi ngay trong 1 buổi sáng. Sau đó, có thể xuất viện về nhà ngay. Các vụn sỏi nhỏ sẽ đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Do đó, người bệnh cần uống nhiều nước sau tán sỏi ngoài cơ thể.

Quy trình tán sỏi thận bạn cần biết

Một bệnh nhân đang được hướng dẫn tư thế nằm khi tán sỏi ngoài cơ thể

1.2. Quy trình tán sỏi thận nội soi ngược dòng

Tiến hành tán sỏi ngược dòng như sau:

– Thăm khám lâm sàng, xác định tình trạng sỏi và có chỉ định tán sỏi ngược dòng

– Chọn thời gian tán sỏi và sắp xếp theo đúng lịch hẹn

– Tán sỏi trong phòng riêng biệt với bước đầu tiên là gây tê tủy sống

– Nằm theo tư thế sản khoa. Sau đó bác sĩ sẽ dùng ống nội soi mềm đi vào hệ tiết niệu thông qua niệu đạo

– Bác sĩ sẽ quan sát màn hình siêu âm thật kỹ để xác định vị trí sỏi. Từ đó dùng năng lượng laser để tán sỏi thành mảnh vụn.

– Sỏi được hút ra ngoài ngay sau khi xác định đã tán vỡ hết sỏi

– Đặt ống sonde để lưu thông đường tiểu. Ống này có thể rút sớm hoặc muộn tùy thuộc tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Sau tán sỏi, bệnh nhân hồi phục rất nhanh. Hầu hết các trường hợp chỉ 1 ngày sau là xuất viện.

1.3. Quy trình tán sỏi qua da đường hầm nhỏ

Tiến hành tán sỏi qua da như sau:

– Thăm khám với bác sĩ và xác định tình trạng sỏi. Bác sĩ có chỉ định tán sỏi qua da đường hầm nhỏ.

– Cùng bác sĩ xác định thời gian tiến hành tán sỏi. Có thể sắp xếp trong ngày thăm khám hoặc các ngày khác tùy vào bệnh nhân.

– Tán sỏi trong phòng riêng, bệnh nhân được gây mê toàn thân trước khi tán sỏi

– Tiến hành chọc kim qua da lưng với vết trích tầm 0.5cm để đưa ống nội soi vào tiếp cận sỏi

– Tạo đường hầm bằng dụng cụ nong để máy nội soi tán sỏi đi vào dễ dàng hơn

– Bác sĩ sẽ dùng năng lượng laser tán vỡ sỏi và cũng bơm hút mảnh vỡ ngay sau khi tán xong.

– Đặt 1 ống thông thận sau tán để quan sát tình trạng sót sỏi. Sẽ rút ống thông sau khi quan sát và xác định không còn sót sỏi nữa.

– Bệnh nhân nằm viện tầm 3 – 5 ngày. Sau đó được xuất viện khi đã ổn định.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp những phương pháp chữa trị sỏi mật

Quy trình tán sỏi thận bạn cần biết

Một ca tán sỏi nội soi ngược dòng được thực hiện tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

2. Lưu ý gì sau khi tán sỏi thận

2.1. Đối với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Vì tán sỏi ngoài cơ thể xong, mảnh vụn sỏi vẫn chưa được đẩy ra ngay lập tức nên người bệnh cần:

– Uống nhiều nước: Uống nước thật nhiều trong tuần đầu tiên để các mảnh vụn sỏi ra ngoài nhanh chóng. Uống liên tục chứ không đợi khát rồi mới uống.

– Chú ý quan sát màu nước tiểu: Nước tiểu bệnh nhân sau tán sỏi ngoài cơ thể sẽ có màu hồng. Tuy nhiên bệnh nhân không cần lo lắng quá mức. Trong 1 tuần đầu tiên thì nước tiểu cần đào thải các mảnh vụn sau tán sỏi ra ngoài. Khi đào thải hết thì màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

– Cần tái khám đúng hẹn: Tái khám đúng hẹn nhằm mục đích đánh giá lại tình trạng sót sỏi. Từ đó có biện pháp khắc phục nếu bệnh nhân vẫn còn mảnh vụn ở trong hệ tiết niệu.

– Chú ý nghỉ ngơi, không va đập mạnh vào vị trí thận chỗ tán sỏi.

– Ăn nhiều chất xơ, nhiều rau xanh. Nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý để phòng tránh tái phát.

Quy trình tán sỏi thận bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Thời gian điều trị tán sỏi ngoài cơ thể trong bao lâu?

Người từng tán sỏi cần lưu ý chế độ dinh dưỡng để phòng tránh tái phát

2.2. Đối với phương pháp tán sỏi ngược dòng và tán sỏi qua da

Thời gian hồi phục sức khỏe đối với 2 phương pháp này là lâu hơn. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số yếu tố để chóng khỏe và sinh hoạt trở lại bình thường. Cụ thể:

– Bệnh nhân sau khi xuất viện nên nghỉ ngơi tại chỗ. Không nên vận động quá nhiều.

– Sau khi tán sỏi xong, sẽ có cơn đau ở vùng lưng rất nhẹ hoặc hiện tượng tiểu hồng. Điều này không có gì quá bất thường và cần lo lắng. Có thể dùng thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ổn định tình trạng này.

– Uống nhiều nước sạch mỗi ngày để lọc sạch cặn bã sau tán trong hệ tiết niệu.

– Khi ở nhà nghỉ ngơi nếu có các dấu hiệu bất thường như sốt, đau quặn thận thì cần báo ngay cho bác sĩ để kịp  thời nhập viện nếu có biến chứng xảy ra.

– Chế độ ăn uống phải phù hợp. Giai đoạn đầu có thể ăn lỏng cho dễ tiêu, ăn thanh đạm để đỡ mất sức khi đi vệ sinh. Tham khảo bác sĩ chế độ ăn uống phòng ngừa tái phát sỏi.

Quy trình tán sỏi thận thực ra khá đơn giản và nhanh chóng. Hiện nay, các phương pháp tán sỏi đang được áp dụng rất hiệu quả tại các cơ sở y tế uy tín. Do đó, bệnh nhân không cần lo ngại khi điều trị sỏi, hãy luôn tuân thủ chỉ định tán sỏi từ bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *