Chụp cộng hưởng từ hay chụp MRI đã không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam hiện nay. Đây không chỉ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại hàng đầu mà còn giúp quá trình thăm khám và phát hiện bệnh diễn ra dễ dàng hơn.
Bạn đang đọc: Quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ
1. Định nghĩa chụp cộng hưởng từ, tầm quan trọng của phương pháp này
1.1. Chụp cộng hưởng từ MRI – Sự phát triển vượt bậc của y học
Chụp cộng hưởng từ hay còn được gọi là chụp MRI (Viết tắt củ a Magnetic Resonance Imaging) là phương pháp sử dụng từ trường, sóng vô tuyến và máy tính để giúp phác họa lại hình ảnh chi tiết những bộ phận bên trong cơ thể con người. Những hình ảnh chụp được từ máy MRI sẽ đưa cho bác sĩ để chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của người bệnh hoặc về hiệu quả điều trị theo phác đồ đã đề ra. Khác với phương pháp chụp X-quang và cắt lớp vi tính CT, chụp MRI không sử dụng tia X, không gây nhiễm xạ từ loại tia này gây ra.
Chụp MRI hoạt động dựa trên nguyên lý cộng hưởng từ hạt nhân bằng cách tạo ra một luồng từ trường mạnh bên trong cơ thể. Cùng lúc đó, một máy tính sẽ lấy các tín hiệu từ MRI để tạo ra hàng loạt hình ảnh, mỗi bức ảnh cho thấy được một phần mỏng của những bộ phận bên trong cơ thể.
1.2. Tầm quan trọng của chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp MRI đang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay với rất nhiều lợi ích đem lại:
– Giúp bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia xạ cũng như tránh bị tổn thương về mặt sinh học.
– Hình ảnh chụp được là dạng đa mặt phẳng, giúp dễ dàng trong chẩn đoán bệnh.
– Độ phân giải khi chụp các mô mềm cao, cho ra hình ảnh rõ nét hơn khi chụp cắt lớp vi tính.
-
Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại hàng đầu hiện nay
2. Chụp cộng hưởng từ MRI được thực hiện như thế nào?
2.1. Trước khi chụp
Trước khi thực hiện chụp, người khám hoặc người nhà sẽ được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như những triệu chứng gặp phải. Sau đó, nhân viên y tế sẽ giải thích và thông báo về những lợi ích, nguy cơ và quy trình chụp cho người khám và gia đình đi cùng. Chụp MRI sẽ được thực hiện khi tất cả đều đồng ý thực hiện kỹ thuật trên.
Ngoài ra, người khám sẽ được yêu cầu tháo những loại vật dụng hoặc trang sức bằng kim loại, để tránh ảnh hưởng đến kết quả hoặc làm hỏng máy móc trong quá trình chụp.
Cuối cùng, người thực hiện sẽ thay trang phục chuyên dụng vì quần áo thông thường có thể chứa hoặc trang trí những vật dụng bằng kim loại.
2.2. Trong khi chụp
Người chụp sẽ được đặt nằm trên một chiếc giường có động cơ di chuyển được gắn liền với máy chụp. Tùy thuộc vào bộ phận được chụp mà kỹ thuật viên sẽ di chuyển giường sao cho hình ảnh nhận được đạt đủ yêu cầu.
Người thực hiện sẽ được đeo tai nghe để tránh tiếng ồn trong lúc chụp. Sau đó, trong quá trình chụp phải nằm yên, không được nhúc nhích nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Thời gian chụp sẽ tùy vào bộ phận yêu cầu thực hiện, nếu phát hiện bất thường thì thời gian chụp sẽ lâu hơn.
2.3. Sau khi chụp
Sau khi đã nhận được những hình ảnh đạt yêu cầu, kỹ thuật viên hoặc nhân viên y tế sẽ đỡ người khám dậy, tháo các dụng vụ như tai nghe,… rồi đưa người khám ra ngoài phòng chụp MRI. Kết quả chụp sau đó sẽ được các bác sĩ đánh giá và gửi kết quả sau cho người khám.
Tìm hiểu thêm: Điều cần biết về phương pháp nội soi dạ dày không đau
Chụp MRI có thể giúp phát hiện một số bệnh lý về tim mạch
3. Ưu – nhược điểm của phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp MRI
3.1. Ưu điểm
Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay, do đó cũng được áp dụng thường xuyên trong y học.
Ưu điểm lớn nhất của chụp MRI là tính chất cho phép bác sĩ nghiên cứu và quan sát đặc điểm bên trong các bộ phận cơ thể con người một cách chính xác nhất mà không xâm lấn. Ngoài ra, với nguyên lý cộng hưởng từ trường, máy chụp MRI cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình chụp.
Ưu điểm thứ hai của chụp MRI là cho ra hình ảnh rõ nét của từng góc độ trên một bộ phận mà người khám không cần phải di chuyển nhiều. Cụ thể bao gồm 3 mặt phẳng mà máy quét MRI có thể chụp được là mặt phẳng trục, mặt phẳng nhỏ và mặt phẳng vành. Điều này khiến cho chụp MRI vượt trội hơn các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp X-quang, chụp CT với 1 mặt phẳng duy nhất.
3.2. Nhược điểm
Tuy là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất, nhưng chụp MRI cũng có một số nhược điểm cũng như đòi hỏi sự cẩn trọng trong quá trình chụp MRI:
– Trong trường hợp sử dụng chất tương phản hoặc thuốc an thần, người khám cần được nghỉ ngơi sau khi chụp, không nên tham gia các hoạt động cần sự tập trung cao như lái xe, vận hành máy móc,… trong vòng 24 giờ sau khi chụp.
– Chụp MRI mất khá nhiều thời gian do đó không khuyến cáo sử dụng phương pháp này với những trường hợp cấp cứu.
– Trong quá trình chụp MRI, máy chụp có thể gây ra tiếng ồn lớn do đó đòi hỏi người chụp cần đeo tai nghe hoặc bịt tai để tránh tổn thương đến thính giác.
– Vì là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nên chụp MRI cũng đòi hỏi thiết bị máy móc tương đối đắt nên chi phí chụp cũng khá cao. Bệnh nhân nếu thật sự cần thiết mới nên cân nhắc chụp.
>>>>>Xem thêm: Giúp bạn hiểu rõ về kỹ thuật chụp CT sọ não
Cần đeo tai nghe trong quá trình chụp MRI bởi máy phát ra tiếng ồn khá lớn có thể ảnh hưởng đến thính giác
Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã ứng dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ MRI nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Tại đây, trước khi chụp MRI, bạn sẽ được nhân viên y tế chuẩn bị sẵn tai nghe để giảm tiếng ồn cũng như sẽ có dụng cụ chuyên dụng giúp cơ thể bạn được giữ yên trong quá trình chụp, chi phí thực hiện cũng rất hợp lý. Ngoài ra, Thu Cúc TCI còn sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại từ các nước phát triển cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi từ những bệnh viện hàng đầu trong và ngoài nước đảm bảo quy trình khám nhanh gọn, kết quả cho ra chính xác. TCI tự tin sẽ là địa chỉ thăm khám sức khỏe uy tín cho mỗi người dân Việt Nam.
Trên đây là những thông tin về quy trình chụp MRI cũng những thông tin về phương pháp chẩn đoán hình ảnh trên. Bài viết hy vọng sẽ giúp người đọc được bổ sung nhiều kiến thức hơn nữa về y học.