Căn bệnh ung thư phổi đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của nhiều người. Cách hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm căn bệnh trên chính là tầm soát ung thư phổi. Bài viết sau đây sẽ giúp mọi người tìm hiểu về quy trình thực hiện gói tầm soát ung thư phổi.
Bạn đang đọc: Quy trình thực hiện gói tầm soát ung thư phổi
1. Căn bệnh ung thư phổi – Định nghĩa và nguyên nhân
1.1. Định nghĩa
Ung thư phổi là một loại ung thư khởi phát được hình thành từ chính những tế bào trong phổi gây ra. Bệnh xảy ra khi một tế bào trong phổi phát triển một cách bất thường, hình thành nên những khối u ác tính lan rộng, xâm lấn và chèn ép những cơ quan xung quanh.
Ung thư phổi theo nghiên cứu từ nguyên nhân hình thành có thể được chia thành 2 loại chính:
– Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC): Loại ung thư ngày chiếm tới 80 – 85% số trường hợp mắc ung thư phổi, được hình thành từ biểu mô tế bào vảy, biểu mô tuyến và biểu mô tế bào lớn.
– Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): Loại ung thư này chỉ chiếm khoảng 15-20% các trường hợp mắc ung thư phổi. Tuy nhiên ung thư phổi tế bào nhỏ khi mắc phải rất khó điều trị, được hình thành từ biểu mô tế bào nhỏ và biểu mô tế bào nhỏ hỗn hợp.
Ngoài ra, khối u xuất hiện trong phổi có thể là dạng khối u lành tính. Loại u này về cơ bản không gây hại gì đến sức khỏe của người mắc nhưng nếu để quá lâu, khối u có thể to dần và làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác.
Ung thư phổi hiện đang là một trong những căn bệnh nguy hiểm bậc nhất hiện nay
1.2. Nguyên nhân
Nghiên cứu cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắc ung thư phổi, tuy nhiên chủ yếu là do sự tác động từ môi trường bên ngoài:
– Khói thuốc: Đây có thể coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư phổi. Thực tế cho thấy, những người thường xuyên hít phải khói thuốc có tỉ lệ mắc ung thư phổi cao gấp 20 lần những người không hút. Điều này cho thấy khói thuốc có thể tàn phá nghiêm trọng tới chức năng của phổi.
– Hấp thụ các khí độc hại: Việc hít những khí độc hại trong khoảng thời gian dài có thể dẫn đến xơ phổi, dần dần hình thành nên các khối u bên trong phổi.
– Tiếp xúc với Radon: Radon là một loại loại khí phóng xạ xuất hiện trong tự nhiên. Loại khí này cũng có khả năng làm tăng tỷ lệ xuất hiện các khối u phổi.
– Di truyền: Các biến đổi trong gen di truyền có khả cũng là nguyên nhân gây ra các tế bào bất thường xuất hiện trong phổi.
2. Những người mắc ung thư phổi có biểu hiện gì?
Ung thư phổi thường không xuất hiện những dấu hiệu nhận biết vào giai đoạn đầu của bệnh, nếu có thì cũng hay bị nhầm lẫn với những bệnh lý hô hấp khác. Do đó, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện thăm khám nếu xuất hiện những triệu chứng được đề cập dưới đây:
– Tình trạng ho kéo dài, ho khan, ho có đờm hoặc máu.
– Đau ở vùng ngực trầm trọng khi hít thở sâu hoặc cười to.
– Khàn tiếng, thở khò khè và bị hụt hơi.
– Chán ăn, sụt cân khiến cơ thể bị suy nhược.
Tuy nhiên, khi một người xuất hiện những các triệu chứng thì bệnh có thể đã ở giai đoạn muộn, dẫn đến khó điều trị và khả năng tử vong cao. Nên cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe chính là tầm soát ung thư phổi ngay cả khi cơ thể chưa có biểu hiện gì bất thường.
Tìm hiểu thêm: Nội soi thực quản giá bao nhiêu?
Đau tức ngực là một trong những triệu chứng của căn bệnh ung thư phổi
3. Gói tầm soát ung thư phổi được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Như đã nói ở trên, ung thư phổi chỉ có thể phát hiện sớm bằng phương pháp tầm soát ung thư. Vậy quy trình thực phương pháp này bao gồm những gì?
3.1. Khám lâm sàng trong gói tầm soát ung thư phổi
Tại bước thăm khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát những cơ quan xung quanh lồng ngực xem có xuất hiện điểm bất thường nào không.
Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến các triệu chứng, tiền sử bệnh lý và các loại thuốc đang sử dụng để dễ dàng đưa ra những chỉ định tiếp theo.
3.2. Lấy mẫu xét nghiệm
Khi một người mắc ung thư phổi, một số chỉ số trong máu của người này sẽ tăng cao. Những chỉ số này được gọi là các dấu ấn giúp sàng lọc ung thư phổi. Trong đó, chỉ số CYFRA 21-1 được cho là giúp sàng lọc ung thư phổi phổ biến nhất.
Phân tích chỉ số CYFRA 21-1 trong cơ thể được áp dụng như sau:
– Những người khỏe mạnh có mức CYFRA 21-1 trong cơ thể là 3.3 ng/ml.
– Những người mắc bệnh phổi lành tính có chỉ số CYFRA 21-1 huyết thanh dưới 3.3 ng/ml.
– Đối với những người mắc ung thư phổi sẽ có chỉ số này ở mức trên 3.5 ng/ml.
3.3. Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh phổi là phương pháp sử dụng khoa học kỹ thuật để áp dụng vào y học, giúp mô tả những hình ảnh chi tiết của phổi mà không cần xâm lấn.
Chẩn đoán hình ảnh phổi bao gồm 3 phương pháp chính:
– Chụp X-quang: Là phương pháp sử dụng tia X để mô tả những cấu trúc, những hình ảnh bên trong khoang lồng ngực của người khám, trong đó có phổi. Chụp X-quang phổi giúp đánh giá tình trạng của phổi, phát hiện những tổn thương, các khối u xuất hiện trong phổi.
– Chụp cắt lớp vi tính CT: Cũng là một phương pháp sử dụng tia X để mô tả lại hình ảnh bên trong cơ thể. Tuy nhiên, chụp CT có phần tiên tiến hơn so với chụp X-quang khi có thể cho ra hình ảnh của nhiều mặt cắt khác nhau của phổi. Qua đó có thể giúp bác sĩ đánh giá được vị trí, kích thước và hình dạng của khối u xuất hiện bên trong phổi.
– Chụp cộng hưởng từ hay chụp MRI: Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Chụp MRI thể hiện được đa chiều, đa mặt cắt hình ảnh của phổi. Do đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán hầu hết các bệnh về phổi thông qua chụp MRI.
3.4. Bước đọc kết quả trong quy trình thực hiện gói tầm soát ung thư phổi
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thực hiện gói tầm soát ung thư phổi. Mọi kết quả của buổi thăm khám sẽ được đưa về phòng của bác sĩ khám ban đầu để thực hiện đọc kết quả.
Kết quả có thể tốt hoặc xấu tuy nhiên phương thức tiếp nhận kết quả của người khám là điều vô cùng quan trọng. Người khám nên chú ý lắng nghe trong mọi trường hợp để có những biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân mình.
Để thực hiện gói khám tầm soát ung thư phổi không phải là một việc mà mọi cơ sở y tế đều có thể thực hiện, bởi tầm soát ung thư phổi đòi hỏi trang thiết bị phải hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi và có kinh nghiệm trong việc tầm soát ung thư phổi. Nếu như bạn đang tìm kiếm một địa chỉ y tế có đủ những điều kiện trên, thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành bạn. Không chỉ vậy, TCI còn sở hữu các nhân viên y tế được đào tạo bài bản, chăm sóc và hướng dẫn khách hàng như người nhà. Ngoài ra, với không gian thăm khám rộng rãi, lý tưởng, Thu Cúc TCI sẽ là địa chỉ thăm khám sức khỏe lý tưởng cho hàng triệu người dân từ trong và ngoài nước.
>>>>>Xem thêm: Thông tin quan trọng về ung thư gan di căn ổ bụng
Bác sĩ sẽ thực hiện đọc kết quả sau khi hoàn thành tất cả các danh mục trong gói khám tầm soát ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm, do đó chúng ta hãy bảo vệ sức khỏe bằng cách thực hiện tầm soát ung thư phổi định kỳ ít nhất là 1 năm 1 lần nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.