Từ độ tuổi 50 trở lên, hệ miễn dịch dần suy yếu, cộng thêm mắc các bệnh lý mạn tính kèm theo khiến người lớn dễ bị tấn công bởi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Để phòng ngừa và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, việc tiêm phòng dành cho người cao tuổi là rất cần thiết. Vậy người cao tuổi cần tiêm những loại vắc xin nào? Hãy cùng rà soát các loại vắc xin người cao tuổi nên bổ sung thêm vào lịch tiêm phòng trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Rà soát các vắc xin người cao tuổi cần thêm vào lịch tiêm phòng
1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng dành cho người lớn tuổi
Thông thường, có hai nguyên nhân chính khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm:
– Hệ miễn dịch bị suy yếu do tuổi tác khiến cơ thể không thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
– Ở độ tuổi này, người cao tuổi thường mắc phải các bệnh mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,… Điều này làm cho hệ miễn dịch vốn đã suy yếu nay lại càng yếu hơn.
Chính vì vậy, các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho người cao tuổi.
Do sức khỏe suy giảm từng ngày nên các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo người cao tuổi nên tiêm phòng vắc xin để đảm bảo đủ kháng thể để chống lại các bệnh lý truyền nhiễm. Phòng bệnh từ sớm sẽ giúp người cao tuổi tránh gặp các biến chứng nguy hiểm do các bệnh truyền nhiễm gây ra và giảm bớt nguy cơ phải nhập viện.
Tiêm phòng giúp người cao tuổi tránh gặp các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
2. Lịch tiêm phòng cụ thể dành cho người cao tuổi
Có một số loại vắc xin quan trọng được khuyến nghị cho người cao tuổi nhằm bảo vệ họ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Dưới đây là một số loại vắc xin và lịch tiêm phòng cụ thể dành cho người cao tuổi.
2.1. Những vắc xin quan trọng cần thêm vào lịch tiêm phòng của người cao tuổi
Dưới đây là 7 mũi vắc xin chuyên gia y tế khuyến cáo người cao tuổi nên tiêm phòng. Bao gồm:
Vắc xin cúm
Cúm là một bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan trong môi trường. Không những vậy, virus cúm thường biến đổi hàng năm theo các đợt dịch vì thế mỗi năm các vắc xin sẽ được nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp. Với người cao tuổi, việc tiêm phòng cúm sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, tránh các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Vắc xin cúm nên tiêm khi nào? Thời điểm nào tốt nhất?
Vắc xin cúm Vaxigrip Tetra (Pháp)
Vắc xin phòng phế cầu khuẩn
Vắc xin Prevenar 13 được khuyến cáo tiêm phòng phế cầu dành cho người lớn, đặc biệt là những người có các yếu tố nguy cơ nhất định như hút thuốc lá, có các vấn đề sức khỏe chẳng hạn như bệnh phổi, bệnh tim mãn tính, các bệnh bạch cầu, ung thư hoặc nghiện rượu. Tiêm phòng phế cầu cho người cao tuổi sẽ giảm bớt nguy hại bởi các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây nên.
Vắc xin phòng bạch hầu, uốn ván và ho gà
Người cao tuổi nếu chẳng may mắc các bệnh kể trên rất có thể có dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nặng nề như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não,… Vì vậy việc tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cho nhóm người này là rất cần thiết.
Vắc xin phòng viêm gan A, B
Viêm gan A và B là hai loại virus gây bệnh ở gan nguy hiểm đối với người cao tuổi. Khi bị nhiễm virus, người bệnh có nguy cơ cao dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Vì vậy để phòng bệnh từ sớm, việc tiêm phòng viêm gan A, B cực kỳ quan trọng.
Vắc xin phóng sởi, quai bị và Rubella
Sởi, quai bị và Rubella là 3 bệnh lý có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, động kinh,…. Việc tiêm phòng sẽ giúp người cao tuổi ngăn ngừa hiệu quả sự tấn công của 3 loại bệnh kể trên.
Vắc xin phòng thủy đậu
Người già có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi và viêm não khi mắc phải thủy đậu. Vậy nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu là rất cần thiết.
Vắc xin phòng mô cầu khuẩn
Với các triệu chứng sớm rất dễ nhầm lẫn với bệnh cúm thường (như sốt, buồn nôn, buồn ngủ, chán ăn, đau họng, nhức đầu,…), các bệnh lý do não mô cầu khuẩn đặc biệt nguy hiểm do khó chẩn đoán, diễn tiến trầm trọng và có thể gây tử vong nhanh. Đặc biệt với hệ miễn dịch suy yếu của người cao tuổi thì lại càng nguy hiểm. Vì vậy, tiềm phòng vắc xin ngừa mô cầu khuẩn dành cho người cao tuổi nên thực hiện sớm nhất có thể.
Ngoài những loại vắc xin đã đề cập, người cao tuổi có thể tiêm thêm các loại vắc xin khác như vắc xin phòng viêm não Nhật Bản, vắc xin phòng tả, vắc xin phòng dại,…. tùy thuộc vào tình hình sức khỏe và nhu cầu cá nhân của người tiêm.
2.2. Lịch tiêm phòng dành cho từng loại vắc xin
Dưới đây là lịch tiêm phòng của các loại vắc xin kể trên:
– Vắc xin cúm cần tiêm phòng 1 mũi là tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
– Vắc xin phế cầu chỉ cần tiêm phòng 1 mũi duy nhất trong đời.
– Vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cần tiêm phòng 1 mũi, tiêm nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần.
– Vắc xin thủy đậu cần tiêm phòng 2 mũi, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.
– Vắc xin kết hợp phòng viêm gan A,B nếu chưa từng tiêm vắc xin yêu cầu phải tiêm 3 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đầu là 1 tháng. Mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ nhất 6 tháng.
– Vắc xin sởi – quai bị – Rubella cần tiêm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm tối thiểu 1 tháng.
– Vắc xin phòng mô cầu khuẩn: Với vắc xin VA-Mengoc-BC, sẽ được tiêm cho người lớn đến 45 tuổi, lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau 45 ngày. Ngoài ra còn vắc xin Menactra, khuyến nghị cho người lớn đến 56 tuổi, chỉ tiêm 1 mũi duy nhất.
Tùy vào sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc lịch tiêm phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Những đối tượng được tiêm vaccine phòng lao
Dựa vào kết quả sức khỏe và tiền sử bệnh trước đây của người tiêm, bác sĩ sẽ tư vấn và sắp xếp lịch tiêm phòng phù hợp
3. Những lưu ý dành cho người cao tuổi sau khi tiêm chủng vắc xin
Khi tiêm vắc xin cho những người cao tuổi, cần tuân theo những lưu ý đặc biệt để đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần đẻ ý:
– Cần tham khảo ý kiến bác sĩ, nên cũng cấp đầy đủ nững thông tin về bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử tiêm và dị ứng trước đây (nếu có). Từ những thông tin này bác sĩ sẽ tư vấn những loại vắc xin phù hợp với người tiêm.
– Hiểu rõ cách chăm sóc và theo dõi tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin. Mỗi loại vắc xin sẽ có phản ứng phụ khác nhau, người tiêm nên hỏi kỹ nhân viên y tế để có cách chăm sóc phù hợp.
– Tuyệt đối không tiêm phòng vắc xin khi đang sốt hoặc mắc các bệnh lý cấp tính.
Tóm lại, việc tiêm phòng vắc xin dành cho người cao tuổi là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, khi tiêm cần tuân thủ lịch tiêm phòng và các lưu ý trên để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.