Rách sụn chêm là chấn thương gây đau, sưng vùng khớp gối và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động của người bệnh. Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định về điều trị, thì một chế độ ăn tốt cho sụn khớp là yêu cầu quan trọng giúp quá trình làm lành diễn ra hiệu quả hơn. Vậy rách sụn chêm nên ăn gì, hãy cùng tìm hiểu ngay.
Bạn đang đọc: Rách sụn chêm nên ăn gì để sớm hồi phục?
1. Lợi ích không ngờ từ chế độ dinh dưỡng tốt cho sụn khớp
Trên thực tế, việc tiêu thụ một chế độ ăn khoa học không thể chữa khỏi phần sụn chêm bị rách nhưng nó có tác dụng tích cực tới quá trình điều trị. Cụ thể, khi bạn lựa chọn những thực phẩm tốt cho sụn khớp sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau, viêm, sưng ở đầu gối. Đồng thời, ăn uống đủ dinh dưỡng sẽ giúp quá trình phục hồi và làm lành diễn ra nhanh chóng hơn trong đó có quá trình tự làm lành ở sụn chêm.
Việc xây dựng chế độ ăn tốt cho sụn khớp nói chung và chế độ ăn cho người rách sụn chêm nói riêng được thực hiện theo nguyên tắc:
– Chọn thực phẩm giúp chống viêm, giảm sưng, hỗ trợ làm lành và ngăn ngừa tổn thương thêm cho khớp gối: Lựa chọn nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E,…
– Giảm lượng cholesterol: Hạn chế các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn,…
– Ăn uống cân đối dưỡng chất theo chế độ hợp lý để đảm bảo một cân nặng ổn định.
Chế độ ăn khoa học sẽ giúp hỗ trợ quá trình làm lành sụn tốt hơn.
2. Rách sụn chêm nên ăn gì? Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Hãy lựa chọn những nhóm thực phẩm có khả năng tăng cường sức khỏe cơ, xương, khớp. Điển hình là những nhóm thực phẩm sau đây:
2.1. Dầu cá
Dầu cá cung cấp lượng lớn axit béo omega-3. Đây là loại axit béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe, có đặc tính chống viêm tốt nên sẽ là lựa chọn phù hợp dành những người bị rách sụn chêm nói riêng và người bệnh xương khớp nói chung.
Bạn có thể bổ sung dầu cá vào bữa ăn khoảng 2-3 lần mỗi tuần. Với những người không thích ăn cá hoặc không thích dầu cá có thể lựa chọn những nguồn khác để bổ sung omega-3. Các nguồn thực phẩm chứa nhiều omega-3 bạn có thể tham khảo từ hạt chia, dầu hạt lanh, quả óc chó,…
2.2. Rách sụn chêm nên ăn gì? Dầu thực vật
Dầu thực vật cũng là nhóm thực phẩm mà người bệnh rách sụn chêm nên sử dụng. Dầu ô liu nguyên chất có hàm lượng oleocanthal khá cao. Đây là chất có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn tốt. Đồng thời dầu oliu cũng có các đặc tính gần tương tự như các thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Ngoài ra, dầu bơ và dầu cây rum cũng là lựa chọn tốt cho sức khỏe và người bệnh có bệnh về xương vì có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu.
2.3. Sữa giàu canxi
Sữa và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng canxi và vitamin D phong phú. Những hợp chất này có vai trò giúp tăng cường sức mạnh của xương, có thể cải thiện tốt các triệu chứng đau đớn ở người bệnh rách sụn chêm. Hơn nữa, hàm lượng protein có trong sữa giúp hình thành cơ bắp. Điều này tốt cho người bệnh rách sụn chêm để kiểm soát tốt cân nặng.
2.4. Rách sụn chêm nên ăn loại rau gì? Ăn rau xanh đậm
Các loại rau xanh nhất là các rau có lá màu xanh đậm chứa hàm lượng vitamin D, các chất chống oxy hóa và phytochemical có tác dụng chống lại căng thẳng khá là phong phú. Trong đó, vitamin D giúp việc hấp thụ canxi vào xương tốt hơn. Đồng thời, vitamin D cũng tham gia vào việc tăng hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các phản ứng nhiễm trùng.
Các loại rau lá xanh đậm bạn có thể dùng như rau bina; cải xoăn; cải cầu vồng,… Đặc biệt phải kể đến là bông cải xanh. Bông cải xanh có chứa hợp chất sulforaphane – yếu tố mà các nhà nghiên cứu tin rằng có tác dụng làm chậm sự tiến triển của quá trình viêm xương khớp. Bông cải xanh cũng giàu vitamin K và C, canxi giúp tăng cường chắc khỏe cho xương.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ có thể khiến bạn bất ngờ
Bông cải xanh tốt cho người bệnh rách sụn chêm.
2.5. Trà xanh
Trà xanh chứa lượng polyphenol khá cao. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng polyphenol trong trà xanh thuộc nhóm chất chống oxy hóa cao có thể giúp giảm viêm và làm chậm quá trình tổn thương sụn khớp.
2.6. Tỏi
Các nhà khoa học tin rằng loại hợp chất diallyl disulfide trong tỏi có thể có tác dụng chống lại các loại enzym trong cơ thể gây hại cho sụn.
2.7. Quả hạch
Các loại hạt đều có chứa hàm lượng canxi, kẽm, magie, vitamin E và chất xơ khá phong phú. Hơn nữa, các loại quả hạch còn chứa axit alpha-linolenic (ALA), có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
3. Lưu ý về 3 nhóm thực phẩm cần tránh khi bị rách sụn chêm
Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho cơ, xương, khớp và đặc biệt là tốt với người bệnh rách sụn chêm thì bạn cũng cần lưu ý tránh 3 nhóm thực phẩm sau vì có thể làm tăng triệu chứng viêm, sưng và cản trở quá trình lành sụn.
3.1. Đường tinh chế
Đường đã qua chế biến hoạt động trong cơ thể như một “sứ giả” thúc đẩy quá trình gây viêm.
Đường có thể được thêm vào đồ uống như soda, trà ngọt, cà phê sữa, nước trái cây,… Ngoài ra đường còn có ở những loại bánh, kẹo, kem,… Những thực phẩm này sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm. Điều này đặc biệt không tốt với người bệnh rách sụn chêm.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh u bao hoạt dịch khớp gối
Người bệnh rách sụn chêm cần hạn chế ăn đường.
3.2. Chất béo bão hòa
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa như pizza, thịt đỏ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán,… có thể gây viêm mô mỡ và đồng thời những loại thực phẩm này còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh béo phì, bệnh tim, làm tình trạng viêm khớp thêm nghiêm trọng.
3.3. Carbohydrate tinh chế
Carbohydrate tinh chế thường có trong bánh mì, khoai tây chiên, mì ống, đồ ăn vặt, nước ngọt, bánh ngọt,… Ăn nhiều các thực phẩm này sẽ làm thúc đẩy quá trình phản ứng viêm trong cơ thể.
Như vậy, bạn cần lưu ý lựa chọn đúng thực phẩm mà người bệnh rách sụn chêm nên ăn gì và tránh ăn gì để tốt cho quá trình hồi phục. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn hãy chủ động hỏi bác sĩ thăm khám về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt phù hợp với tình trạng cụ thể của bản thân và tuân thủ thực hiện đúng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.