Răng cấm bị sâu và cách điều trị

Răng sâu hiện nay đã không còn xa lạ mà trở thành bệnh lý răng hàm mặt phổ biến. Mức độ nguy hiểm của răng sâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian bị sâu, quá trình chăm sóc khi sâu, … và vị trí răng bị sâu. Trong đó, vị trí răng cấm bị sâu đã gây ra nhiều lo ngại cho người bệnh. Vậy làm sao để có thể khắc phục an toàn, hiệu quả tình trạng này.

Bạn đang đọc: Răng cấm bị sâu và cách điều trị

1. Vị trí của răng cấm ở trên cung hàm

Răng cấm là chiếc răng số 6 trên cũng hàm và thuộc nhóm răng hàm lớn. Răng số 6 vĩnh viễn thường mọc vào thời điểm con người từ 6-8 tuổi. Do đó, chiếc răng này còn hay được gọi là răng cối thứ nhất. Răng có mặt nhai rộng và sở hữu phần thân răng lớn.

Trên cung hàm, răng số 6 và răng số 7 đóng vai trò nắm giữ chức năng ăn nhai. Bên cạnh đó, khi răng số 6 mọc lên sẽ có thể thay thế vị trí răng sữa, trở thành chiếc răng vĩnh viễn. Chiếc răng này có mối liên hệ mật thiết cùng với hệ thống dây thần kinh của xoang hàm. Vì vậy, răng cấm luôn được bảo toàn một cách tối đá, không thực hiện nhổ bỏ trừ trường hợp tối cần.

Khi răng cấm bị mất đi, khả năng ăn nhai của người bệnh sẽ ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, chiếc răng này còn là điểm tựa, giúp định hướng các răng khác mọc vững chắc. Do đó, nếu răng số 6 bị nhổ bỏ sẽ ảnh hưởng toàn hàm với nguy cơ xô lệch, gây hư hại về sau.

2. Triệu chứng của tình trạng sâu răng cấm

Khi bị sâu răng cấm, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình sau:

– Bề mặt răng cấm có lỗ tròn màu nâu đen và có thể quan sát bằng mắt thường. Trường hợp răng cấm đã sâu nặng, trên bề mặt sẽ xuất hiện một lỗ hổng lớn và mô lợi bị lồi lên.

– Khi thực hiện quá trình vệ sinh, sự va chạm nhẹ cũng sẽ khiến đau răng.

– Khi ăn những món quá nóng, quá lạnh hay chua sẽ gây ê buốt răng nghiêm trọng.

– Mô nướu xuất hiện tình trạng phù nề, vị trí răng sâu dễ chảy máu chân răng.

– Nướu bị viêm và có thể chuyển biến thành tình trạng sốt.

3. Những nguyên nhân dẫn tới răng cấm bị sâu

Răng cấm bị sâu trên thực tế là bệnh lý về răng miệng. Bệnh xuất phát từ việc vi khuẩn gây hại trên bề mặt của răng. Ban đầu, chúng chỉ là những đốm nhỏ với màu nâu đen xuất hiện trên răng. Thế nhưng nếu lâu ngày không được phát hiện và điều trị, tình trạng sâu sẽ trở nên nặng hơn. Những đốm nâu đen sẽ lan rộng và thậm chí lan sang cả những răng khác.

Cụ thể, sau đây là một số lý do dẫn tới tình trạng sâu răng cấm phổ biến:

– Không thực hiện kỹ lưỡng quá trình chăm sóc răng miệng: Điều này khiến người bệnh dễ bỏ qua những chiếc răng nằm sâu trong cung hàm. Về lâu dài khi răng không được vệ sinh và chăm sóc cẩn thận, vi khuẩn sẽ tích tụ. Chúng gây nên những mảng bám, taaoj hợp lại vi khuẩn gây sâu răng cấm.

– Bị dính vụn thức ăn và tồn đọng: Răng cấm là răng đóng vai trò chính trong quá trình ăn nhai. Do đó, nếu người bệnh là tín đồ của những món ăn ngọt, đồ uống có ga, … tình trạng mắc lại các cặn bẩn, đường, … càng nhiều. Lâu ngày, vi khuẩn sẽ tích tụ và phá hủy răng.

– Đặc điểm của những chiếc răng hàm khá đặc biệt so với những răng khác. Cụ thể là về diện tích trên mặt nhai của răng hàm rất rộng. Đo đó, sẽ có nhiều hố rãnh để giúp nghiền nát thức ăn. Tuy nhiến, nếu răng cấm có hố rãnh quá sâu sẽ trở thành điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vụ thức ăn mắc lại. Lâu ngày, tình trạng này sẽ dẫn tới hôi miệng, sâu răng và nhiều bệnh lý khác.

4. Có nên nhổ bỏ khi răng cấm bị sâu?

Răng cấm bị sâu và cách điều trị

Răng cấm sâu có thể nhổ bỏ không?

Để trả lời vấn đề này, đầu tiên ta cần nắm rõ rằng răng cấm có vai trò rất quan trọng trong quá trình xử lý thức ăn trong khoang miệng. Bên cạnh đó, đây cũng là chìa khóa giúp tạo nên cấu trúc hàm của con người. Do đó, việc để mất răng cấm sớm sẽ tạo nên khoảng trống. Vị trí bị thiếu hụt dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn hàm răng. Từ đó, những răng còn lại trên cung hàm sẽ có xu hướng ngày càng lớn. Chúng sẽ dần đổ nghiêng về phía của khoảng trống và kéo theo cả nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Không chỉ riêng răng cấm, khi bất kì chiếc răng nào bị nhổ bỏ cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định cho cung hàm. Những hiện xấu cho sức khỏe răng miệng có thể xảy đến. Điển hình là việc tiêu xương hàm do lực thực hiện ăn nhai suy giảm nghiêm trọng. Sức khỏe răng miền nói chung sẽ giảm sút, nhiều biến chứng có thể xảy ra.

5. Những cách điều trị răng cấm bị sâu an toàn, hiệu quả

Mỗi trường hợp răng cấm bị sâu sẽ được áp dụng phương pháp điều trị phù hợp riêng tùy theo tình trạng cụ thể. Sau đây là 3 phương pháp thường được chỉ định, đảm bảo an toàn, hiệu quả:

5.1 Hàn trám răng

Đối với chiếc răng cấm bị sâu nhẹ có theer được thực hiện hàn trám để khắc phục. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiếng hành nạo bỏ vùng răng sâu. Tiếp đến, vật liệu nha khoa chuyên dụng sẽ được sử dụng để trám lại lỗ sâu. Lớp vật liệu này có tác dụng bải vệ những mô răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, hạn chế tình trạng sâu răng cấm tái phát lại.

5.2 Xử lý phần tủy răng

Tìm hiểu thêm: Điều trị hoóc môn cho người ung thư tuyến giáp

Răng cấm bị sâu và cách điều trị

Răng cấm sâu vào tủy cần được điều trị tủy

Trường hợp sâu răng cấm đã tấn công tới tủy răng sẽ dễ dẫn tới viêm tủy hay hoại tử. Do đó, người bệnh cần thực hiện những biện pháp lấy tủy răng. Đồng thời, phần mô bị viêm cũng cần được xử lý sạch sẽ. Tiếp đó, bác sĩ điều trị sẽ bắt đầu trám răng hay bọc răng sứ để phục hình, Phương pháp được chọn sẽ tùy vào tình trạng cụ thể của răng.

5.3 Phục hình răng sứ

Răng cấm bị sâu và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Kiểm tra tầm soát ung thư buồng trứng như thế nào?

Bọc sứ sau khi điều trị sâu răng cấm giúp bảo đảm tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai

Với những răng đã bị chết tủy sau điều trị, khả năng bị gãy, vỡ là rất cao. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo rằng người bệnh nên thực hiện phương pháp bọc sứ. Bọc sứ sẽ giúp bảo tồn được răng thật, tránh tình trạng mất răng. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp đảm bảo tính thẩm mỹ.

Trên đây là một số chia sẻ về phương pháp điều trị răng khểnh bị sâu. Lưu ý, sau khi đã điều trị, người bệnh cần thực hiện chế độ chăm sóc phù hợp và khám định kì mỗi năm 2 lần để tránh tình trạng tái sâu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *