Răng cùng có nên nhổ – Tìm câu trả lời ngay

Răng trong cùng (răng khôn) mọc muộn và có thể ảnh hưởng đến cả hàm răng. Vậy, răng cùng có nên nhổ không, những trường hợp nào bắt buộc nhổ, hay những trường hợp nào không nên nhổ? Đừng bỏ qua những chú ý đặc biệt về răng khôn bởi những điều này liên quan trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và vấn đề thẩm mỹ của bạn.

Bạn đang đọc: Răng cùng có nên nhổ – Tìm câu trả lời ngay

1. Răng cùng có nên nhổ hay không?

Răng khôn là những răng mọc trong cùng sau nướu và cuối cùng trong hệ thống răng của con người, bắt đầu mọc trong thời gian từ tuổi 17 đến tuổi 25 và thường mọc trong nhiều năm mới hoàn thành. Hầu hết mọi người sẽ có 4 chiếc răng khôn mọc tương ứng 4 góc nướu trong cùng. Tuy nhiên, do mọc cuối và mọc khi các răng khác đã ổn định vị trí nhiều năm, nên không phải lúc nào cũng đủ chỗ cho răng khôn mọc đúng cách. Răng khôn có thể mọc kèm theo loạt vấn đề. Đó cũng là lúc cần xem xét có nên nhổ răng khôn không.

Răng cùng có nên nhổ – Tìm câu trả lời ngay

Răng cùng có nên nhổ?

1.1. Những vấn đề có thể gặp phải khi mọc răng khôn

Răng khôn khi bắt đầu có dấu hiệu hình thành, dù chưa lộ ra khỏi nướu vẫn có thể kèm theo một loạt vấn đề. Dưới đây là những rắc rối có thể kèm theo khi mọc răng khôn:

– Răng khôn mọc ngầm, răng khôn không trồi lên khỏi nướu: Có thể mất đến vài năm để răng khôn từ khi có dấu hiệu mọc trồi lên khỏi nướu. Tuy nhiên, việc răng khôn mọc đúng quy trình không phải lúc nào cũng xảy ra. Rất nhiều trường hợp răng khôn bị mắc kẹt trong hàm/nướu. Điều này thường gây tình trạng đau, nhiễm trùng hoặc u nang, có thể làm hỏng các chân răng khác trong hàm.

– Răng khôn chỉ trồi lên 1 phần qua nướu: Do vị trí trong cùng của hàm, lại có dấu hiệu mọc lệch (khoảng 70% trong trường hợp này) nên răng khôn thường mọc lên từng phần nhỏ, lưng chừng qua nướu. Do đó, khu vực này rất dễ bị viêm nhiễm (do nướu đang trong quá trình bị rách), sâu/viêm răng (do khó vệ sinh).

– Xô lệch hàm, ảnh hưởng đến răng lân cận: Thông thường, răng khôn mọc lên sẽ “tranh phần” không gian với các răng khác, khiến cả hàm răng bị ảnh hưởng. Nhiều trường hợp, răng khôn xô lệch cả hàm răng nghiêm trọng và khiến hàm răng không còn chắc khỏe, đẹp, thậm chí là khiến khuôn mặt bị biến dạng.

– Răng khôn mọc lệch: Răng khôn mọc lệch là trải nghiệm không ai muốn có, bởi răng khôn mọc lệch gây sự đau đớn, viêm nhiễm nhiều ngày mỗi lần răng mọc, đồng thời sẽ khiến cho bệnh nhân đối diện với các nguy cơ xô hàm, viêm nướu, viêm răng lợi,…

1.2. Răng khôn có thật sự quan trọng?

“Cái răng cái tóc là góc con người” – Nói thế cũng biết răng quan trọng như thế nào. Thế nhưng, với răng khôn, tầm quan trọng này lại được nghĩ theo hướng rất khác. Răng khôn quan trọng bởi nó là chiếc răng cuối cùng có thể làm thay đổi cấu trúc của cả hàm răng, cũng có thể gây nhiều vấn đề về răng miệng và sức khỏe, đồng thời có thể khiến bệnh nhân phải can thiệp tiểu phẫu nhổ răng cũng như chi tiền bạc cho vấn đề sức khỏe răng miệng.

Răng khôn mọc khi hệ thống răng của chúng ta đã ổn định. Chính vì thế, với nhiều người, răng khôn là mối nguy hại với nhiều nguy cơ. Bên cạnh đó, hầu như, răng khôn cũng không có vai trò quan trọng hay then chốt gì trong việc nhai. Gọi răng số 8 trong cùng này là răng khôn bởi chúng được mọc khi con người bắt đầu tuổi khôn lớn, là khi chúng ta bắt đầu trường thành và chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Trên thực tế, vì hơn một nửa răng khôn buộc phải nhổ để đảm bảo vấn đề sức khỏe lâu dài cho chúng ta.

Tìm hiểu thêm: Thai đôi sinh ở tuần nào? Mẹ sinh đôi đẻ thường hay đẻ mổ?

Răng cùng có nên nhổ – Tìm câu trả lời ngay

Răng khôn có thể là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề

1.3 Có nên nhổ răng khôn trong cùng?

Với những ảnh hưởng răng khôn mang đến cuộc sống của chúng ta và vai trò của chúng trong thẩm mỹ cũng như vấn đề nhai, tiêu hóa thức ăn đã phân tích trên đây thì có lẽ bạn đã tìm được cho mình câu trả lời có nên nhổ răng khôn không. Việc nhổ răng khôn khi răng mọc lệch là điều cần thiết để tránh những biến chứng lâu dài và các vấn đề về sức khỏe như viêm phúc mạc, viêm mô tế bào (bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở má, lưỡi, cổ họng,…), áp xe – tụ mủ trong răng khôn hoặc mô xung quanh, u nang,…

Bên cạnh đó, răng khôn mọc trong thời gian rất dài. Khi mọc răng, nướu từng phần bị tách xe ra khá khó chịu và dễ viêm nhiễm. Nhiều đối tượng cũng cần xem xét nhổ răng khôn để không ảnh hưởng đến cuộc sống và ngoại hình của bản thân.

2. Những lưu ý về vấn đề nhổ răng khôn trong cùng

2.1. Những trường hợp bệnh nhân cần nhổ răng khôn

Răng khôn không nhất thiết phải được nhổ, nhưng những trường hợp dưới đây sẽ được chỉ định nhổ để bảo đảm sức khỏe của hàm răng, sự cân bằng của hàm cũng như tránh các vấn đề về sức khỏe cho người bệnh:

– Răng khôn mọc lệch: Đây là nguyên nhân hàng đầu của việc nhổ răng khôn. Răng mọc lệch gây nên sự đau nhức, sốt, mất ngủ, khó chịu cho bệnh nhân. Răng khôn lệch cũng khiến vấn đề ngoại hình của chúng ta thay đổi theo hướng tiêu cực. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân của các hiện tượng như viêm nhiễm, viêm nướu,…

– Răng khôn có các bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng,…

– Răng khôn mọc thẳng nhưng phía đối diện lại không có răng mọc ăn khớp, khến cho răng mọc dài đến hàm đối diện, gây ảnh hưởng hàm đối diện dễ viêm nhiễm, lở loét nướu,…

– Răng khôn có khe giắt thức ăn với răng bên cạnh, tương lai gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh.

– Răng khôn hình dạng bất thường như: lớn quá, dị dạng,… khiến thức ăn dễ lưu lại, dễ sâu răng, viêm nha chu,…

– Bệnh nhân cần chỉnh hình, niềng răng,,…

– Răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân như khối u, nang, …

2.2. Những trường hợp cần cân nhắc nhổ răng khôn

Đôi khi, không phải những trường hợp trên thì vẫn có những bệnh nhân muốn nhổ răng khôn để bảo tồn trạng thái răng hiện tại hoặc tránh tình trạng ngứa lợi, khó chịu vì răng khôn mọc lên. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bác sĩ cũng dễ dàng nhổ răng khôn trong cùng cho bệnh nhân. Có rất nhiều trường hợp nên cân nhắc giữ răng khôn ở lại để tiết kiệm chi phí cũng như xem xét các vấn đề sức khỏe như:

– Răng khôn mọc dễ, không biến chứng hay khó chịu, không viêm nhiễm.

– Bệnh nhân tim mạch, rối loạn đông máu, tiểu đường, bệnh lý toàn thân,…

– Răng khôn liên quan đến các cấu trúc quan trọng như tủy, dây thần kinh, xoang hàm,…

Răng cùng có nên nhổ – Tìm câu trả lời ngay

>>>>>Xem thêm: Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2

Nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán liệu răng cùng có nên nhổ

Để đảm bảo vấn đề sức khỏe của bản thân, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán liệu răng cùng có nên nhổ. Điều này sẽ cho bệnh nhân biết vấn đề sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe răng miệng, từ đó, có cái nhìn chính xác và quyết định đúng đắn về việc nhổ răng của bản thân hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *