Răng hàm bị sâu và hậu quả không ngờ đối với sức khỏe

Sâu răng là vấn đề không phải của riêng ai. Thế nhưng không giống với các răng khác, răng hàm bị sâu lại dẫn đến nhiều hậu quả và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng bởi vai trò quan trọng của nó. Ở bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về các vấn đề có thể gặp phải khi sâu răng nặng nhé!

Bạn đang đọc: Răng hàm bị sâu và hậu quả không ngờ đối với sức khỏe

1. Răng hàm bị sâu do đâu?

Răng hàm bị sâu và hậu quả không ngờ đối với sức khỏe
Sâu răng biểu hiển rõ ràng với những vết đen, lỗ nhỏ trên răng

Sâu răng là tình trạng bề mặt răng xuất hiện tổn thương, mất mô cứng, biểu hiện rõ ràng với những vết đen, lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng có thể xảy ra ở cả mặt nhai, mặt kẽ và kể cả chân răng.

Quá trình hình thành vết sâu răng bắt đầu khi có sự xuất hiện của mảng bám trên răng. Các mảng bám này được tạo thành do thực phẩm còn dính trên răng sau khi ăn xong, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, tích tụ dày lên trên răng. Nếu lâu dài mảng bám không được xử lý sạch sẽ ngày càng dày lên, trở nên cứng hơn – lúc này ta được biết đến nó với cái tên cao răng. Đây là lớp lá chắn khiến chúng ta khó có thể làm sạch vi khuẩn bằng bàn chải theo cách thông thường. Đồng thời axit có trong mảng bám sẽ gây xói mòn men răng, hủy khoáng, tạo điều kiện thuận lợi vi cho khuẩn tấn công sâu hơn vào các lớp bên trong của răng – các lỗ nhỏ và vết đen xuất hiện từ đây.

Do cấu tạo trơn nhẵn, ít khe, rãnh và nằm ở vị trí bên ngoài dễ dàng vệ sinh nên tỉ lệ răng cửa bị sâu sẽ thấp hơn rất nhiều so với răng hàm, nhất là đối với người lớn. Bên cạnh đó răng cửa bị sâu ảnh hưởng nhiều tới thẩm mĩ nên sẽ được ưu tiên xử ý ngay. Nhưng khi răng hàm bị sâu sự quan tâm này giảm bớt đi rất nhiều vì răng nằm sâu bên trong, chưa gây ảnh hưởng trực tiếp khi mới sâu ở giai đoạn đầu nên thường bị rơi vào quên lãng, coi nhẹ. Chỉ khi răng đau và ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn uống thì mới được quan tâm xử lý. Khi đó răng đã bị sâu sang giai đoạn nặng hơn, ăn vào tủy răng và có nguy cơ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Ngoài việc vệ sinh răng hàm khó hơn, còn một số nguyên nhân khác cũng sẽ khiến bạn có khả năng bị sâu răng cao hơn như:

– Gia đình có tiền sử men răng kém

– Sử dụng các thực phẩm có nhiều tinh bột, đường hoặc axit

– Chứng khô miệng, giảm tiết nước bọt khiến răng không được làm sạch thường xuyên

– Tụt nướu ở người già

– Thiếu các chất quan trọng trong quá trình tái tạo và bảo vệ răng như flour, canxi, vitamin D, phốt pho…

– Trào ngược dạ dày, thực quản

2. Nhận biết răng hàm bị sâu

Không chỉ có các dấu hiệu biểu hiện rõ ràng nhìn thấy bằng mắt thường như vết nâu hoặc đen, lỗ/hố sâu trên răng, còn có một số dấu hiệu khác cho thấy răng đang bị sâu và cần được điều trị, xử lý sớm:

–  Chảy máu hoặc sưng nướu: Chỉ cần tác dộng như chải răng, làm sạch răng bằng chỉ nha khoa nướu cũng có thể bị chảy máu và dễ nhiễm trùng. Đồng thơi nướu cũng có thể bị sưng gây nên cảm giác khó chịu, căng tức và bị đau khi nhai cắn.

– Đau buốt răng: Khi có mấu thức ăn lọt vào lỗ sâu răng, hoặc khi ăn đồ nóng, lạnh quá cũng sẽ khiến răng bị đau buốt.

– Hơi thở có mùi hôi: Thức ăn mắc lại ở kẽ răng hoặc trên các rãnh ở mặt nhai của răng là môi trường lsy tưởng cho vi khuẩn sinh sôi gây nên mùi khó chịu.

– Ê buốt, đau răng khi nhai: Men răng bị vi khuẩn bào mòn, ảnh hưởng đến dây thần kinh, thậm chí cả tủy răng nên khiến răng bị đau buốt khi nhai.

3. Tại sao cần bảo vệ răng hàm khỏi bị sâu

Răng hàm (hay còn gọi là răng cối) là các răng mọc ở phía trong cùng của hàm. Cấu tạo hàm răng của người trưởng thành thường có 16 – 20 chiếc răng hàm được chia thành các loại:

– Răng hàm nhỏ: nằm cạnh răng nanh, còn được gọi là răng hàm số 4 và số 5

– Răng hàm lớn: nằm ở trong cùng, được gọi là răng số 6 và răng số 7. Răng ở vị trí này chỉ mọc 1 lần duy nhất, không trải qua thời kỳ mọc răng sữa.

– Răng khôn: thực chất là răng hàm hay còn gọi là răng số 8 và sẽ mọc sau cùng khi ở độ tuổi trưởng thành.

Răng hàm, nhất là các răng hàm lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động nhai, nghiền nát thức ăn và một vai trò ít người để ý là bảo vệ xương hàm. Chính bởi có tác dụng nhai và nghiền thức ăn nên răng hàm rất dễ bị sâu nếu không được giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày. Vi khuẩn răng miệng thường sẽ tấn công ở vị trí chân răng hoặc ngay tại bề mặt nhai của răng bởi đây là hai vị trí dễ đọng lại thức ăn nhất. Do răng hàm đảm nhận chức năng quan trọng nên việc bảo tồn và khôi phục chức năng của răng cần được ưu tiên hàng đầu.

Khi răng hàm bị sâu, bạn có thể quan sát thấy men răng bị mất đi hoặc xuất hiện những vệt nâu trên bề mặt răng. Tuy nhiên biểu hiện sâu ban đầu thường không khiến người bệnh cảm thấykhó chịu nên khiến chúng ta chủ quan, không để ý cho đến khi tình trạng sâu viêm ăn rộng vào phần tủy gây  đau đớn thì lúc này rất khó khăn cho việc điều trị.

4. Các giai đoạn phát triển của một chiếc răng sâu

Giai đoạn 1: Tác động tới men răng

Ở giai đoạn đầu tiên này, vi khuẩn tác động và làm tổn thưởng tới lớp men răng, khiến men răng bị mất khoáng, bề mặt răng bị ăn mòn. Do đó ta sẽ thấy trên răng có các vệt nâu hoặc đen, gây đau nhức nhẹ

Giai đoạn 2: Sâu ăn vào ngà răng

Khi không được điều trị, các vết nâu, đen trên răng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ăn sâu vào răng hơn, tạo thành các lỗ sâu, sâu răng ăn sâu vào trong phần ngà răng, tạo ra cá lỗ hổng to hơn và phá hủy phần men răng còn lại. Lúc này, bệnh nhân sẽ bắt đầu thấy đau, ê buốt khi ăn nhai và ăn đồ nóng, lạnh. Bệnh nhân nên đến ngay nha khoa để được tư vấn điều trị sớm khi còn ở giai đoạn này để bảo tồn được răng.

Tìm hiểu thêm: Ngừa ung thư tuyến tiền liệt bằng các thực phẩm dễ tìm

Răng hàm bị sâu và hậu quả không ngờ đối với sức khỏe
Một chiếc răng sâu thường trải qua 4 giai đoạn

Giai đoạn 3: Ảnh hưởng đến tủy răng

Đến giai đoạn này sau răng đã nặng hơn rất nhiều, vi khuẩn tấn công vào tới tủy răng gây viêm tủy, không chỉ có khả năng gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh mà còn khiến răng đau ngay cả khi không có hoạt động nhai, nghiền thức ăn. Đặc biệt viêm tủy còn có thể khiến răng gặp biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, áp xe răng, viêm nướu, viêm xương hàm và có thể mất răng.

Giai đoạn 4: Chết tủy

Viêm tủy trở nên nặng hơn gây chết tủy. Một số trường hợp răng chết tủy, hoại tử không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Các bác sĩ Nha khoa tại Thu Cúc TCI khuyến cáo, răng hàm bị sâu nên được điều trị ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên bởi nếu để lâu sang các giai đoạn sau rất dễ gây biến chứng không mong muốn cho sức khỏe răng miệng.

5. Biến chứng khi răng hàm bị sâu nặng

Khi mới bắt đầu, sâu răng hàm không gây ảnh hưởng quá lớn tới thẩm mỹ, hoạt động ăn uống, sinh hoạt hàng ngày nên thường bị xem nhẹ, chủ quan không điều trị ngay. Đây chính là lý do khiến số bệnh nhân đến nha khoa chữa trị đều đã bị sâu sang giai đoạn nặng, ăn vào tủy khiến rất khó khăn trong việc điều trị, bảo tồn răng. Hầu hết mọi người thường không ngờ rằng răng sâu có thể gây ra được biến chứng gì nghiêm trọng. Thực tế các biến chứng này là rất nhiều, thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng bệnh nhân.

Những biến chứng có thể gặp khi để răng hàm bị sâu quá nặng mà bệnh nhân nên nắm rõ:

– Gây vỡ răng, mất răng vĩnh viễn, khiến hàm bị xô lệch, lệch khớp cắn,…việc ăn nhai trở nên khó khăn.

– Viêm nha chu, áp xe chân răng khiến các mô quanh răng bị tổn thương và dẫn đến nhiễm trùng chóp răng, viêm nhiễm ổ xương hàm. Kèm theo đó sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội, sốt cao và ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.

– Sâu răng hàm trên có thể khiến cho nhiễm trùng lan đến xoang hàm, gây viêm xoang.

– Ổ viêm nhiễm từ răng nặng hơn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu, dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch, gián tiếp gây ra và có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiểu đường…khiến bệnh nặng hơn, khó kiểm soát và điều trị.

– Nhiễm trùng nặng và lan rộng có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm như nhiễm trùng máy hoặc trung thất gây nguy hiểm đến tính mạng.

Răng hàm bị sâu và hậu quả không ngờ đối với sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Tưng bừng ưu đãi giảm 30% dịch vụ Thai sản trọn gói

Thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu sâu răng sẽ đem lại kết quả điều trị tốt nhất

Răng hàm bị sâu không phải là không thể chữa trị, nên ngay khi thấy dấu hiệu chớm sâu, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để bảo vệ răng khỏi những hậu quả không mong muốn. Nha khoa Thu Cúc TCI với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm cùng môi trường vô khuẩn, sạch sẽ là địa chỉ khám chữa bệnh về răng miệng được nhiều người tin tưởng đến điều trị khi gặp vấn đề về sâu răng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *