Răng nanh và những lưu ý sau khi nhổ răng nanh?

Răng nanh hay còn gọi là răng số 3 là răng thuộc nhóm răng phía trước, tính thứ 3 từ răng cửa của mỗi bên tính vào. Đây là răng có cấu trúc và hình dáng khác biệt với các răng còn lại, nó là một trong những răng có vai trò quan trọng nhất trong cung hàm. Tuy nhiên, vì một vài lý do, bác sĩ cần chỉ định nhổ răng nanh. Vậy cần chú ý gì khi nhổ chiếc răng đặc biệt này?

Bạn đang đọc: Răng nanh và những lưu ý sau khi nhổ răng nanh?

Răng nanh và những lưu ý sau khi nhổ răng nanh?

Răng nanh rất dễ nhận biết bởi có hình dáng đặc biệt.

1. Răng nanh là gì?

Người trưởng thành thường sở hữu 32 chiếc răng trải đều ở 2 hàm (bao gồm 4 răng khôn), mỗi người có 4 răng nanh chia đều cho 2 bên hàm trên và dưới. Răng nanh thường có hình dạng sắc nhọn hơn so với răng hàm, răng cửa, rất dễ nhận ra. Do cấu tạo của hàm mỗi người khác nhau nên răng sẽ mọc đúng vị trí hoặc răng sẽ mọc lệch ra phía bên ngoài. Đôi khi, chiếc răng này mọc không đúng vị trí, bị đẩy ra khỏi cung hàm. Hiện tượng này thường được gọi là răng khểnh. Răng khểnh thường xuất hiện ở hàm trên, tuy là một dạng răng khấp khểnh nhưng lại đem đến sự duyên dáng và nét đặc biệt cho khuôn mặt. Tuy nhiên, với nhiều người, đây lại là chiếc răng mất thẩm mỹ và nó cũng rất dễ bị sâu, gây nên những cơn đau nhức.

2. Đặc điểm của răng nanh

Về hình dáng răng, răng nanh có nét giống răng cửa nhưng cũng có đặc điểm của những chiếc răng cối nhỏ với chân răng dày hơn răng cửa, nhưng nhìn kỹ thì thấy lại thấy răng nhanh mỏng hơn răng cối, không có gờ rãnh như răng cối. Răng nanh là răng mọc chuyển tiếp giữa các răng nhóm trước và các nhóm răng trong.
Xét về cấu tạo, răng nanh cũng có cấu tạo như những chiếc răng thông thường:
– Men răng là lớp cứng nhất bao phủ thân răng với 96% chất vô cơ, 3% nước và 1% chất hữu cơ
– Ngà răng xốp, có màu vàng, chứa 70% chất vô cơ, 10% là nước và 20% chất vô cơ
– Tủy răng là hệ thống các dây thần kinh và mạch máu trong lòng của răng, cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng. Buồng tủy nằm ở thân răng, ống tủy nằm dưới phần chân răng. Đa số răng đều chỉ có 1 chân và 1 ống tủy.

3. Chức năng của răng nanh

Răng nanh đối với hàm trên và toàn bộ cung hàm có chức năng:
– Giữ vai trò thẩm mỹ của cả hàm răng, tùy vào kích thước và hình dáng, cách mọc răng sẽ quyết định hàm răng và tổng thể khuôn mặt bạn
– Đảm bảo chức năng ăn nhai và xé thức ăn, do răng có cấu tạo vững chắc và sức chịu đựng lực cao
– Là răng có tác dụng hướng dẫn cho sự ổn định của khớp cắn, đặc biệt tạo nền tảng cho cung răng trong khả năng tạo hình, nâng cơ cho khuôn mặt
– Hạn chế được tác động của lực nguy hiểm tác động từ bên ngoài đến hàm răng

Tìm hiểu thêm: Tại sao đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ là điều cần thiết cho mẹ?

Răng nanh và những lưu ý sau khi nhổ răng nanh?

Răng nanh có chức năng rất quan trọng trong cung hàm.

4. Nên giữ hay nhổ răng nanh?

Dựa vào chức năng và cấu tạo của răng ta có thể thấy được, đây là chiếc năng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ăn nhai và thẩm mỹ của toàn bộ gương mặt. Bởi vậy nếu răng mọc bình thường, không mọc lệch, không mọc quá xấu, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì tốt nhất không nên nhổ bỏ răng. Thay vào đó, có thể sử dụng một số phương pháp chỉnh nha giúp kéo răng nanh về đúng vị trí. Trong một số trường hợp bắt buộc cần phải nhổ răng nanh thì cần có sự chỉnh định của bác sĩ, đồng thời cần có phác đồ điều trị hợp lý để không gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hàm răng. Răng nanh có thể bị nhổ bỏ trong một số trường hợp như:
– Răng bị sâu nặng ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc răng, bị viêm tủy nghiêm trọng. Trường hợp này nên nhổ lập tức để tránh ảnh hưởng, viêm nhiễm lây lan sang các răng khác.
– Chấn thương khiến răng vỡ mẻ, chân răng bị lung lay
– Răng mọc ngầm trong hệ thống xương hàm do di truyền, phóng xạ, nội tiết, gây mất thẩm mỹ, gây đau đớn, việc nhổ bỏ răng cũng nên được tiến hành
Sau khi nhổ bỏ răng nanh cần có các biện pháp bù đắp chiếc răng bị mất. Thiếu răng sẽ đem đến những tác động tiêu cực đến toàn bộ cung hàm: răng xô lệch, ảnh hưởng đến xương hàm,… Tóm lại, nếu răng không có các bệnh lý hoặc chấn thương quá nặng nề thì không nên nhổ bỏ răng nanh. Bạn vẫn có thể lựa chọn các phương pháp phục hình răng nhằm bảo tồn tối đa răng thật thay vì nhổ bỏ. Để biết chính xác có nên tiến hành nhổ răng nanh hay không, bạn hãy tới trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

5. Những lưu ý sau khi nhổ răng nanh

Nếu bắt buộc phải nhổ bỏ răng nanh thì nhất định phải chú ý những vấn đề sau để tránh gây ảnh hưởng đến toàn bộ hàm răng:
– Chú ý thay bông gạc cầm máu từ 30-45 phút/ lần ngay sau khi nhổ
– Hạn chế súc miệng vì có thể ảnh hưởng đến vết khâu, gây chảy máu
– Không dùng ống hút, khạc nhổ mạnh
– Chú ý không uống rượu hay hút thuốc sau khi nhổ răng. Đây cũng là chú ý mà bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.
– Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc vệ sinh răng miệng, uống thuốc sau khi nhổ răng
– Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai tránh tác động mạnh đến vết thương. Hạn chế ăn các loại đồ ăn quá nóng, lạnh, cay.
– Đánh răng nhẹ nhàng, tránh sử dụng lực mạnh, bàn chải quá cứng

Răng nanh và những lưu ý sau khi nhổ răng nanh?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân răng cửa mọc lệch và cách khắc phục

Cần gặp bác sĩ kịp thời để có phác đồ điều trị kịp thời trong trường hợp phải nhổ bỏ răng nanh.

Tóm lại, răng nanh chiếc răng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với tính thẩm mỹ và quá trình sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Vì vậy, cần luôn chú ý đến chế độ ăn cũng như vấn đề vệ sinh để giữ hàm răng luôn khỏe mạnh. Trong trường hợp buộc phải nhổ răng nanh thì cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng và lựa chọn cơ sở y tế uy tín. Đến với Thu Cúc TCI, hãy an tâm bởi toàn bộ quy trình nhổ răng được thực hiện đúng kỹ thuật, quá trình thăm khám, nhổ răng, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt. Ngoài ra đầu Thu Cúc TCI còn sở hữu hệ thống máy móc, cơ sở vật chất hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *