Răng sâu có mủ: Nguyên nhân và biến chứng

Răng sâu có mủ là tình trạng bệnh lý răng hàm mặt khiến người bệnh đau nhức, khó chịu từ đêm đến ngày gây ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống thường ngày. Hiểu rõ bệnh lý sâu răng mủ sẽ giúp người bệnh biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Bạn đang đọc: Răng sâu có mủ: Nguyên nhân và biến chứng

1. Thế nào là sâu răng có mủ?

Răng sâu có mủ: Nguyên nhân và biến chứng

Răng sâu có mủ là tình trạng sâu răng nặng gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Hơn nữa, sâu răng có mủ còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh.

Sâu răng là quá trình vi khuẩn gây hại ăn mòn răng được chia thành nhiều mức độ ở từng giai đoạn khác nhau. Mức độ sâu răng có mủ là giai đoạn bệnh lý trở nặng, gây ra tình trạng tổn hại răng khá nghiêm trọng.

Sâu răng có mủ là biểu hiện ở giai đoạn vi khuẩn đã xâm nhập vào sâu trong lớp ngà của răng và tiến đến tủy răng. Người bệnh mắc sâu răng có mủ thường do không được điều trị sớm ngay khi vi khuẩn gây tổn hại men răng. Đây được đánh giá là tình trạng sâu nặng và có nguy cơ gây ra các biến chứng rất nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của răng miệng cũng như của cả cơ thể người bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh buộc phải điều trị bằng các loại thuốc đặc trị hoặc thực hiện các phương pháp điều trị chuyên sâu tại Nha khoa.

2. Những nguy hiểm tiềm ẩn của răng sâu có mủ

Ở những giai đoạn chớm sâu, việc điều trị rất đơn giản nhưng nhiều người bệnh lại rất chủ quan mà bỏ qua thời điểm “vàng” này. Thời gian trôi qua, khi vi khuẩn đã tấn công vào sâu hơn cấu trúc răng, tiến đến tủy và hình thành mủ ở phần chân răng sau sẽ khiến cho người bệnh gặp nhiều nguy hiểm.

2.1. Gây tổn hại không chỉ răng sâu mà còn khiến các răng xung quanh bị tổn thương

Vi khuẩn sâu răng đã gây tổn hại khiến cho răng bị sâu mưng mủ có nghĩa là sự tấn công của chúng đang ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, tốc độ lây lan của vi khuẩn gây sâu răng sang các răng nằm ở vị trí xung quanh cũng trở nên nhanh chóng hơn và đe dọa sức khỏe của những chiếc răng quanh răng sâu ấy.

2.2. Nha chu bị viêm nhiễm

Viêm nha chu là bệnh lý thường gặp khi sức khỏe răng miệng bị tổn hại. Khi chiếc răng sâu có hiện tượng mưng mủ, vi khuẩn đã ăn sâu vào bên trong tủy là gây hại cho các mô nướu.

Nếu như người bệnh không điều trị dứt điểm sớm tình trạng sâu răng, vi khuẩn sẽ tiếp tục ăn dần vào gai lợi, các dây chằng trong răng cũng như xương hàm bao quanh. Đây chính là nguyên nhân khiến cho toàn bộ tổ chức xương răng của người bệnh bị nhiễm trùng và gây ra bệnh lý viêm nha chu.

2.3. Áp xe răng

Đây là tình trạng biến chứng nghiêm trọng bởi tình trạng sâu răng xuất hiện mủ mà không được điều trị kịp thời gây ra khiến cho vi khuẩn có cơ hội ăn vào tủy răng người bệnh. Áp xe ở chân răng sẽ khiến cho ổ mủ hình thành tại vị trí này và khiến cho người bệnh có cảm giác đau nhức, hôi miệng khó chịu. Ngoài ra áp xe răng cũng khiến cho vùng chân răng sưng to, mô nướu xung quanh bị viêm nhiễm gây khó khăn trong việc ăn nhai.

2.4. Mất răng

Mất răng là tình trạng khá hiếm gặp nếu người bệnh bị sâu răng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sâu quá nặng và vi khuẩn đã tấn công gây tổn hại tủy răng cũng như các cấu trúc xung quanh răng nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc nhổ bỏ răng.

Một số trường hợp khi tủy răng bị phá hủy đến mức không thể phục hồi, răng mất đi tủy nuôi dưỡng răng sẽ trở nên yếu dần, dễ lung lay và có thể rụng bất cứ lúc nào.

Ngoài các biến chứng trên, sâu răng gây mủ còn khiến cho người bệnh tự ti trong giao tiếp, khó khăn trong việc ăn nhai thức ăn hàng ngày và khiến cho các sinh hoạt hàng ngày gặp khó khăn.

3. Nguyên nhân nào khiến cho răng sâu mọc ổ mủ

Tìm hiểu thêm: Đừng bỏ qua những triệu chứng ung thư gan thường gặp

Răng sâu có mủ: Nguyên nhân và biến chứng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho răng bị sâu mưng mủ. Trong đó, việc vệ sinh răng sai cách là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.

Sâu răng là tình trạng bệnh lý rất phổ biến ở mọi lứa tuổi. Ai cũng có nguy cơ bị sâu răng và nếu không được điều trị đúng cách, đúng thời điểm thì có thể hình thành mủ sâu răng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này có thể kể đến như:

3.1. Chủ quan không điều trị răng sâu sớm

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho răng sâu mưng mủ. Người bệnh đã chủ quan và không điều trị tình trạng sâu đúng cách ngay ở giai đoạn đầu khi tình trạng sâu răng còn nhẹ. Lâu dần, tình trạng sâu và viêm nhiễm tăng lên khiến cho vi khuẩn có đủ thời gian để có thể phá hủy toàn bộ cấu trúc răng, gây ra nhiễm trùng.

3.2. Thói quen làm sạch răng miệng của người bệnh chưa tốt

Làm sạch răng miệng hàng ngày sai cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị sâu răng. Sau mỗi bữa ăn, người bệnh bỏ quên việc vệ sinh khoang miệng nên các mảng bám và vụn thức ăn bị mắc kẹt trở thành môi trường lý tưởng để hại khuẩn có thể phát triển và gây tổn thương cho răng.

Lười vệ sinh cao răng cũng là một trong những vấn đề ít người bệnh nào nghĩ đến sẽ khiến răng bị tổn thương nghiêm trọng. Cao răng được hình thành bởi các mảng bám mắc kẹt trong răng lâu ngày. Đây là thành phần rất khó loại bỏ nếu chỉ đánh răng thông thường. Do vậy, mọi người đều nên đi lấy cao răng tại Nha khoa theo định kỳ từ 3-6 tháng một lần để bảo vệ răng tốt hơn.

3.3. Tiêu thụ quá nhiều thức ăn chứa tinh bột và đường

Những loại thực phẩm có thành phần chứa số lượng lớn đường sẽ giúp các hại khuẩn được hoạt động tốt hơn. Do đó, các bác sĩ và chuyên gia vẫn luôn khuyến cáo hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này để bảo vệ răng tốt hơn.

3.4. Khô miệng

Những người có thói quen thở bằng miệng khi ngủ hoặc sử dụng một số loại thuốc sẽ có tình trạng khô miệng. Đây là một trong những nguyên nhân gây sâu răng mà ít ai để ý đến. Khi nước bọt được tiết ra ít hơn sẽ khiến cho môi trường khoang miệng bị thay đổi từ kiềm thành axit. Từ đó, đường được phân hủy tạo ra axit và bào mòn men răng.

Răng sâu có mủ: Nguyên nhân và biến chứng

>>>>>Xem thêm: Tất cả những thông tin về trám cổ răng

Việc thăm khám định kỳ với bác sĩ nha khoa sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và có các phương án điều trị ngay từ sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng răng sâu có mủ hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ việc chăm sóc răng miệng như Bộ Y Tế đã khuyến cáo. Đồng thời, nên đi khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để đảm bảo phát hiện kịp thời các bệnh lý răng miệng, từ đó có các phương pháp điều trị hợp lý, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

Tổng đài của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *