Răng số 8 mọc ngang là hiện tượng khá phổ biến ở người trưởng thành. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà nhiều trường hợp còn gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của người bệnh. Vậy thế nào là răng số 8 bị mọc ngang và những biến chứng nguy hiểm của tình trạng này là gì?
Bạn đang đọc: Răng số 8 mọc ngang là gì và những biến chứng nguy hiểm khó lường
1. Răng số 8 mọc ngang là gì?
Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, đây là những chiếc răng cuối cùng của mỗi người và thường mọc ở giai đoạn trưởng thành, trong độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi.
Răng khôn mọc ngang là khi răng mọc theo góc 90 độ so với răng số 7. Trường hợp này răng mọc ngầm dưới xương hàm, do đó chỉ khi chụp X quang mới thấy được. Nếu răng nhú lên sẽ đâm vào răng bên cạnh dẫn đến u nang, thậm chí là hỏng chân răng số 7.
Răng số 8 mọc ngang là khi răng mọc theo góc 90 độ so với răng số 7 và thường gặp ở độ tuổi trưởng thành
2. Những biến chứng nguy hiểm của răng khôn mọc ngang?
Rất nhiều người có tâm lý chủ quan và cho rằng những cơn đau răng số 8 là bình thường và sẽ chấm dứt vài ngày sau đó. Tuy nhiên, nếu càng để lâu, tình trạng này sẽ càng trở nên tồi tệ thậm chí là nguy hiểm và gây ra các vấn đề phức tạp về răng. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm nếu răng khôn mọc ngang mà bạn có thể gặp phải:
2.1 Răng số 8 mọc ngang khiến răng bị sâu
Răng khôn mọc ngang sẽ tạo ra những khoảng trống khiến cho thức ăn thừa bị đọng lại vào các kẽ hở. Ở những vị trí này việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây sâu răng nhanh chóng. Khi răng bị sâu sẽ khiến hỏng quai răng hàm và lan rộng ra các răng kế bên.
2.2 Gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn
Khi mọc răng khôn, người bệnh sẽ bị đau răng số 8, nhiễm trùng răng. Răng khôn bị nướu trùm lên hoặc mọc ngầm trong xương hàm sẽ tạo ra các khoảng trống. Chúng sẽ khiến cho thức ăn trú ngụ và vi khuẩn đi vào túi nướu gây và viêm, nhiễm khuẩn.
2.3 Răng số 8 mọc ngang gây ra tình trạng u nang
Răng khôn mọc ngang nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra tình trạng u nang xương hàm, hỏng xương hàm, răng và cả dây thần kinh đều bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu loại bỏ mô và xương để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho người bệnh.
2.4 Rối loạn phản xạ
Răng số 8 là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, khi răng khôn mọc ngang sẽ làm giảm cảm giác ở vùng môi, da, niêm mạc…
Khi răng không có đủ chỗ để mọc thì răng khôn mọc ngang, mọc lệch sẽ chen chúc, xô đẩy sang các răng kế cạnh và gây ra cảm giác đau đớn.
Hậu quả của tình trạng này là gây rối loạn phản xạ, khít hàm, đau răng số 8.
Có những trường hợp răng khôn mọc ngang nhưng không gây hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, việc mọc răng sẽ khiến đồ ăn thường xuyên bị dắt vào răng và rất khó vệ sinh, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.
Khi mọc răng khôn, người bệnh sẽ bị đau răng số 8, nhiễm trùng răng
3. Nhổ răng khôn mọc ngang được thực hiện như thế nào?
Trước khi tiến hành phẫu thuật nhổ răng khôn mọc ngang, bệnh nhân sẽ được thăm khám và tư vấn cẩn thận.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể răng miệng (tình trạng răng, cao răng, viêm lợi, sâu răng…) và chụp X quang toàn bộ hàm răng để kiểm tra vị trí chân răng, chẩn đoán chính xác về hướng mọc, xương hàm xung quanh răng khôn. Nếu bệnh nhân có tình trạng viêm, nhiễm trùng, sưng đỏ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để đảm bảo đến ngày phẫu thuật, sức khỏe răng miệng của bệnh nhân ở trạng thái tốt nhất.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được thực hiện một số xét nghiệm và các chỉ số cơ bản như: huyết áp, tốc độ đông máu… Bệnh nhân cần thông báo cụ thể cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình. Với những người có sức khỏe kém, có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, bệnh về máu thì không nên tiến hành mổ răng số 8. Răng số 8 thông thường sẽ được khuyến khích nhổ vào buổi sáng khi mà sức khỏe của người bệnh ở trạng thái tốt nhất.
Bệnh nhân sẽ được súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, sau đó sát khuẩn ở vùng răng cần nhổ. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng cần nhổ, sau đó phẫu thuật với sự hỗ trợ của các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
Sau khi nhổ xong, bác sĩ sẽ khâu vết thương bằng chỉ tự tiêu hoặc chỉ thường.
Kết thúc phẫu thuật nhổ răng số 8, bệnh nhân cần cắn chặt bông gòn trong vòng nửa tiếng để cầm máu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chườm lạnh lên vùng răng mới nhổ trong vòng 15 phút, sau đó lấy ra, nghỉ 15 phút rồi tiếp tục thực hiện.
Để đảm bảo an toàn, sau khi nhổ răng, bạn cần tránh tác động lên phần răng vừa nhổ. Hạn chế dùng các vật nhọn hay ăn đồ cứng, tốt nhất nên lựa chọn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt…
Sau khoảng từ 1 -2 tuần, chân răng số 8 vừa nhổ sẽ liền vết thương và bạn có thể ăn, nhai trở lại như bình thường.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về nắn chỉnh răng – Bí quyết sở hữu răng
Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng cần nhổ, sau đó phẫu thuật với sự hỗ trợ của các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
4. Nhổ răng khôn mọc ngang có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn mọc ngang không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các dây thần kinh liền kề. Ngược lại, việc nhổ răng số 8 còn giúp bảo vệ các răng lân cận khỏi những tác động xấu đến từ răng này và đảm bảo được chức năng nhai.
Răng số 8 hàm trên thường sẽ nhổ dễ hơn răng số 8 hàm dưới. Sau khi nhổ răng xong, miệng của bạn sẽ bị sưng lên trong một vài ngày nhưng vùng nhổ răng sẽ sớm lành vết thương và không gây ảnh hưởng tới khuôn mặt.
Để giúp cho quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng và an toàn, bệnh nhân cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Việc lựa chọn bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn cao đóng vai trò quyết định trong thành công của một ca nhổ răng khôn mọc ngang, lệch.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Có nên tẩy trắng răng không?
Việc lựa chọn bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn cao đóng vai trò quyết định trong thành công của một ca nhổ răng khôn mọc ngang, lệch.
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng răng khôn mọc ngang. Nếu bạn đang có các triệu chứng răng khôn mọc ngang, mọc lệch thì hãy đi khám và điều trị trong thời gian sớm nhất để được thăm khám, đánh giá và từ đó bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên cụ thể nhất nhất trong từng trường hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.