Răng sứ có phải cạo vôi răng không và nguyên nhân

Hiện nay, nhu cầu về tính thẩm mỹ của con người ngày càng tăng cao.Tính thẩm mỹ ở đây không chỉ nói về gu thời trang, gương mặt, … mà là tổng thể. Trong đó, răng miệng cũng là vấn đề rất được lưu ý. Để đảm bảo độ thẩm mỹ cho hàm răng, nhiều người đã chọn phương pháp bọc sứ. Tuy nhiên để duy trì độ khỏe đẹp cho hàm răng sứ không phải ai cũng biết. Và vấn đề thường được thắc mắc nhất là răng sứ có phải cạo vôi răng không, nguyên nhân là gì?

Bạn đang đọc: Răng sứ có phải cạo vôi răng không và nguyên nhân

1. Thế nào là bọc răng sứ?

Răng sứ có phải cạo vôi răng không và nguyên nhân

Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được ưa chuộng hiện nay với nhiều ưu điểm

Bọc răng sứ là một trong những phương pháp thẩm mỹ nha khoa hiện đại được nhiều người ưa chuộng. Phương pháp này giúp khắc phục nhiều khuyết điểm đối với những hàm răng có cấu trúc không hoàn hảo hay gặp vấn đề về màu sắc của răng. Thực hiện phương pháp này, nha sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ đi cùi răng thật và bọc lên mọt lớp mão sứ ở ngoài.

Những lợi ích của bọc răng sứ:

– Tăng mức độ thẩm mỹ của răng, đem lại sự đều và đẹp hơn cho hàm răng.

– Màu sắc của răng trắng sáng, đều màu.

– Cải thiện được những hàm răng bị hô, móm hay răng mọc thưa.

– Khôi phục được chức năng ăn nhai trong những trường hợp răng bị tổn hại, sứt mẻ.

– Răng sứ có khả năng chịu được tác động lực cao. Vì vậy, người dùng không bị quá hạn chế về việc ăn uống.

– Giảm bớt tình trạng nhạy cảm của răng, răng bớt bị ê buốt khi sử dụng các món quá nóng hay quá lạnh.

– Đem lại nụ cười khỏe đẹp, tự tin hơn.

2. Duy trì chất lượng cho răng sứ

Khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt cùi răng thật nhằm tạo trụ. Sau đó, răng sứ sẽ được định hình, gắn lên để bảo vệ phần răng thật. Thao tác này cũng sẽ giúp phục hình, cải thiện tình trạng thẩm mỹ của răng thật mà vẫn đảm bảo các chức năng. Do đó, răng sứ cũng giống như răng bình thường. Để duy trì được chất lượng của răng sứ, ta cần một chế độ chăm sóc phù hợp.

Trên thực tế, tuổi thọ của một chiếc răng sứ còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Điển hình là mối liên hệ chặt chẽ của răng sứ với tình trạng răng trước đó. Với những trường hợp răng không cần điều trị tủy, không sâu hay nứt mẻ thì sau khi bọc sứ có độ bền khá cao. Độ bền của răng sứ khi này có thể so sánh tương đương với răng thật. Ngược lại, với những răng đã từng chấn thương và mô răng còn lại ít thì tình trạng cùi răng chắc chắn sẽ yếu hơn. Như vậy, độ bền của răng sứ trong trường hợp này sẽ không cao.

Tìm hiểu thêm: Kinh nguyệt đều có lợi ích gì? Cách điều trị kinh nguyệt không đều

Răng sứ có phải cạo vôi răng không và nguyên nhân

Lựa chọn bệnh viện, cơ sở y tế uy tín sẽ giúp đảm bảo về độ an toàn và hiệu quả bọc sứ

Ngoài ra, kỹ thuật bọc sứ cũng quyết định lớn tới tuổi thọ của răng. Do đó, người bệnh nên lựa chọn những bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thực hiện bọc sứ. Tại đó, với những bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, … sẽ giúp quá trình bọc sứ đạt hiệu quả tối ưu, hạn chế sai sót.

3. Lấy cao răng cho răng sứ

3.1 Răng sứ có phải cạo vôi răng không?

Vôi răng là một chất cứng được hình thành từ canxi cacbonat, canxi phophat cùng những vụn thức ăn, vi khuẩn, xác tế bào chết, … Những chất này có khả năng bám dính rất chắc trên răng và nướu răng. Đây chính là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong răng miệng. Vì vậy, cạo vôi răng là thói quen cần thiết với răng miệng nói chung.

Đối với răng bọc sứ, răng có màu trắng, sáng bóng, cấu trúc khá bền vững. Do đó, răng có khả năng chống lại sự bám dính cao, ít ảnh hưởng bởi độc tố, vi khuẩn. Cũng bởi vậy, tốc độ hình thành mảng bám và vôi răng ở răng sứ sẽ chậm hơn so với các răng bình thường.

Tuy nhiên, cạo vôi răng cho răng sứ vẫn cần thiết. Điều này sẽ giúp răng được ngăn ngừa các vấn đề. Đồng thời, tính thẩm mỹ của răng cũng sẽ được đảm bảo duy trì.

3.2 Thời gian cạo vôi răng định kỳ cho răng sứ

Răng sứ có phải cạo vôi răng không và nguyên nhân

>>>>>Xem thêm: Khạc đờm có máu – cẩn thận kẻo ung thư vòm họng

Thời gian lấy vôi răng cho răng sứ không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác

Những trường hợp răng bọc sứ không cần lấy cao răng quá thường xuyên hay ấn định lịch định kỳ lấy vôi răng từ 3-6 tháng/ lần. Thay vào đó, chỉ khi ta thấy bề mặt của răng sứ xuất hiện cao răng thì mới cần đi cạo. Thời gian để hình thành vôi răng sau khi răng bọc sứ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác:

– Loại răng sứ sử dụng: Răng sứ có nhiều loại khác nhau. Ví dụ như răng sứ kim loại, răng sứ kim loại quý, răng sứ titan và răng toàn sứ. Mỗi một loại răng sứ sẽ có độ bền cùng khả năng chống bám dính khác nhau. Vậy nên nguy cơ hình thành vôi răng cũng khác nhau.

– Chế độ chăm sóc răng miệng: Chăm sóc răng hàng ngày là một yếu tố quan trọng quyết định nhiều tới thời điểm hình thành vôi răng đối với răng sứ.

4. Những cách để chăm sóc răng sứ

Việc chăm sóc răng sứ đúng cách không chỉ nâng cao thêm tuổi thọ của răng. Bên cạnh đó, răng sứ còn giảm được nhiều nguy cơ về cao răng cũng như các vấn đề khác. Sau đây là những vấn đề cần lưu ý về cách chăm sóc răng miệng:

– Sử dụng các loại thức ăn mềm: Tránh ăn những đồ quá cứng hay quá dai.

– Không sử dụng các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Đây là điều cần đặc biệt lưu ý khi mới bọc răng sứ.

– Tránh ăn các món có nhiều đường như bánh kẹo, nước có ga, … Điều này sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh, vôi răng hình thành nhiều hơn, nhanh hơn.

– Đánh răng tối thiểu mỗi ngày 2 lần bằng loại bàn chải đầu lông mềm.

– Sử dụng loại kem đánh răng có chứa Fluor để góp phần loại bỏ mảng bám tốt hơn.

– Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, cách chất kích thích.

– Kết hợp làm sạch răng miệng với chỉ nha khoa mỗi ngày. Phương pháp này vừa giúp ngăn ngừa sự hình thành cao răng hiệu quả, vừa giảm thiểu được nhiều tổn hại khác cho răng sứ.

Vừa rồi là câu trả lời cho vấn đề cạo vôi răng cho răng sứ không, nguyên nhân là gì cùng những lưu ý để chăm sóc răng sứ tốt hơn. Hy vọng, những thông tin này sẽ có ích và giúp mọi người bảo vệ tốt hàm răng của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *