Với những chị em nào chưa từng đi tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ có rất nhiều thắc mắc, lo lắng. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng tương tự thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Bài viết sẽ review tầm soát ung thư cổ tử cung chi tiết để giúp bạn hiểu rõ hơn về việc làm ý nghĩa này.
Bạn đang đọc: Review tầm soát ung thư cổ tử cung chi tiết cho các chị em
1. Tầm soát ung thư cổ tử cung vào thời điểm nào?
Ung thư cổ tử cung tìm đến và tiến triển một cách rất âm thầm. Các triệu chứng ban đầu hầu hết không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Đây chính là cơ hội tốt để khối u ác tính phát triển và gây hại tới sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm là việc làm cần thiết để kiểm tra, phát hiện sớm nguy cơ. Từ đó có phương án can thiệp kịp thời, ngăn chặn khối u tiến triển cũng như các rủi ro khác trong tương lai.
Độ tuổi từ 30-50 là giai đoạn phụ nữ có nguy cơ cao đối diện với ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên càng ngày thì ung thư cổ tử cung có xu hướng trẻ hóa. Có những trường hợp mới 20 tuổi đã được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung.
Theo chuyên gia khuyến cáo, thời điểm thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung thích hợp nhất là khi bước vào giai đoạn 30 tuổi. Ngoài ra, nếu thuộc một trong 2 nhóm sau thì cần tầm soát ung thư cổ tử cung ngay:
– Phụ nữ sống trong gia đình có người thân từng mắc ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV,..
– Phụ nữ gặp phải những biểu hiện nghi ngờ ung thư cổ tử cung: đau ở vùng chậu, sưng 1 bên chân, chảy máu âm đạo và dịch âm đạo tiết ra bất thường,…
Tầm soát ung thư cổ tử cung cần được thực hiện khi phụ nữ bước sang 30 tuổi
2. Review tầm soát ung thư cổ tử cung chi tiết nhất
Nếu bạn chưa từng sàng lọc ung thư trước đó thì đừng bỏ qua bài review tầm soát ung thư cổ tử cung chi tiết này. Qua thông tin dưới đây, bạn sẽ nắm được những thông tin sau:
– Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung được áp dụng hiện nay.
– Quy trình thực hiện như nào.
– Cần lưu ý điều gì không.
2.1. Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung
Hiện nay, để chẩn đoán bạn có mắc ung thư cổ tử cung hay không sẽ dựa vào kết quả của các phương pháp sàng lọc sau
– Khám phụ khoa.
– Xét nghiệm máu.
– Làm xét nghiệm Pap Smear. Với mục đích là tìm kiếm sự thay đổi bất thường trong các tế bào cổ tử cung.
– Soi cổ tử cung.
– Sinh thiết cổ tử cung. Được chỉ định thực hiện khi mà có kết quả nghi ngờ ung thư cổ tử cung qua xét nghiệm máu, soi cổ tử cung.
Phương pháp xét nghiệm pap smear trong tầm soát ung thư cổ tử cung
2.2. Tầm soát ung thư cổ tử cung diễn ra như nào?
Sau khi bạn đã lựa chọn gói tầm soát ung thư cổ tử cung và đặt lịch, hãy ghi nhớ để không bỏ lỡ lịch khám. Tới bệnh viện, phòng khám, việc tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ trải qua lần lượt từng bước sau:
– Làm thủ tục khám tại khu vực lễ tân
– Thăm khám ban đầu, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa
– Làm xét nghiệm máu để tìm ra dấu ấn ung thư cổ tử cung
– Nếu kết quả xét nghiệm máu có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung.
– Lắng nghe chẩn đoán cuối cùng từ bác sĩ. Nếu được chẩn đoán ung thư đang ở giai đoạn đầu thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bạn hãy yên tâm là ở giai đoạn đầu thì việc điều trị mang lại hiệu quả rất cao. Hãy làm theo những hướng dẫn, lưu ý từ bác sĩ để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn nhé.
2.3. Một số lưu ý trong lần đầu đi tầm soát ung thư cổ tử cung
Bạn đọc rất nhiều bài review tầm soát ung thư cổ tử cung nhưng chưa thấy có bài nào đề cập tới việc cần lưu ý gì khi đi sàng lọc. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một vài lưu ý sau, đừng bỏ qua để có 1 buổi thăm khám thuận lợi nhé.
– Không thụt rửa âm đạo, không sử dụng các loại kem thoa âm đạo ít nhất 2-3 ngày trước khi đi khám
– Không quan hệ tình dục trước 2-3 ngày đi khám
– Không tầm soát ung thư cổ tử cung nếu đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
– Báo trước với bác sĩ các loại thuốc đang dùng hay các vấn đề phụ khoa đang gặp phải để được tư vấn cụ thể.
– Chuẩn bị tâm lý thoải mái, không nên quá lo lắng bởi sẽ ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng.
– Sau khi tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn hoàn toàn có thể vận động đi lại và ăn uống như bình thường. Nếu bạn rơi vào trường hợp chảy máu âm đạo sau khi xét nghiệm thì cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó hãy theo dõi, nếu thấy chảy máu quá nhiều thì cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra.
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu?
Chị em nên đi sàng lọc tránh thời kỳ kinh nguyệt
3. Lựa chọn địa chỉ uy tín để tầm soát ung thư cổ tử cung
Hiện nay không khó để tìm ra một địa chỉ tầm soát ung thư cổ tử cung. Nhưng để nhận biết đâu là địa chỉ uy tín, chất lượng tốt thì bạn cần tham khảo từ nhiều nguồn. Ai cũng đều muốn thăm khám tại một bệnh viện hay phòng khám uy tín, kết quả nhận lại chính xác và được tư vấn giải pháp phù hợp với mình. Do đó, bạn hãy tìm kiếm thông tin thật kĩ, có thể lắng nghe kinh nghiệm từ người thân/bạn bè hoặc gọi điện trực tiếp tới cơ sở y tế đó nhận tư vấn.
Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là một trong những cái tên được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn. Tại đây có riêng một gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung với đầy đủ danh mục, sự hỗ trợ bởi nhiều máy móc y tế hiện đại. Đặc biệt, các bác sĩ thăm khám đều là bác sĩ giỏi, từng có kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn. Do đó rất nhiều chị em tới tầm soát ung thư đều cảm thấy yên tâm và phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn của mình.
>>>>>Xem thêm: Đi khám thai 28 tuần cần làm xét nghiệm gì? Một số vấn đề mẹ cần lưu ý
Thu Cúc TCI là địa chỉ tin cậy của nhiều chị em trong chăm sóc sức khỏe bản thân
Trên đây là review tầm soát ung thư cổ tử cung một cách chi tiết, đầy đủ nhất dành tới cho các chị em đang có dự định sàng lọc trong tương lai. Đừng bỏ bê sức khỏe của mình bởi rất có thể bạn đang “tiếp tay” cho ung thư tìm đến và gây hại. Hãy duy trì tầm soát ung thư cổ tử cung ít nhất 1 lần/năm để bảo vệ chính bản thân mình nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.