Rò trực tràng là gì? Tổng hợp từ A-Z những điều cần chú ý

Rò trực tràng – âm đạo là biến chứng mà đa số chị em phụ nữ dễ mắc phải sau quá trình sinh nở. Bệnh gây nên những biến chứng nặng nề, làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí là hoại tử, tử vong. Do đó, tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị sẽ giúp chúng ta đẩy lùi căn bệnh này nhanh nhất.

Bạn đang đọc: Rò trực tràng là gì? Tổng hợp từ A-Z những điều cần chú ý

1. Rò trực tràng là gì?

Bệnh rò âm đạo – trực tràng thường xảy ra ở phụ nữ, là sự thông thương bẩm sinh hoặc do mắc phải giữa 2 ống niêm mạc của trực tràng và âm đạo. Vị trí rò giữa ống hậu môn phần xa đến đường lược và âm đạo phụ nữ. Do đó, các chất có trong ruột sẽ bị rò rỉ thông qua các lỗ rò.

Rò trực tràng là gì? Tổng hợp từ A-Z những điều cần chú ý

Bệnh rò trực tràng thường xảy ra ở gần khu vực âm đạo

Bệnh rò trực tràng – âm đạo nếu như không được phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng như sau:

– Đi đại tiện không tự chủ

– Nhiễm trùng vùng âm đạo và niệu đạo tái phát

– Gây viêm âm đạo, tầng sinh mô và những vùng da quanh hậu môn

– Áp xe lỗ rò dẫn đến đe dọa tính mạng người bệnh

– Gây nên lỗ rò âm đạo – trực tràng tái phát

2. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh

Để có cách chữa trị hợp lý, đầu tiên bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và những dấu hiệu mắc bệnh rò rỉ trực tràng. Từ đó giúp bác sĩ có phương án điều trị bệnh tốt nhất.

2.1 Nguyên nhân gây bệnh rò trực tràng

Trong quá trình sinh hoạt và làm việc, một số tác nhân có hại sẽ làm thay đổi cấu trúc, vị trí và chức năng của vùng trực tràng. Từ đó dẫn đến bệnh lý nguy hiểm cho phụ nữ. Một số nguyên nhân gây bệnh rò âm đạo – trực tràng đó là:

– Nguyên nhân bẩm sinh từ trong cơ thể

– Bị chấn thương sản khoa: Quá trình chuyển dạ kéo dài dẫn đến hoại tử hoặc do thủ thuật sản khoa sai cách, nhiễm trùng tầng sinh môn dẫn đến đường rò,…

– Biến chứng sau phẫu thuật cắt tử cung ảnh hưởng thành sau âm đạo, tầng sinh môn, trực tràng và hậu môn

– Ảnh hưởng từ các bệnh viêm nhiễm đường ruột, viêm loét đại tràng

– Do biến chứng sau phẫu thuật điều trị sa các tạng chậu hông đã sử dụng mảnh ghép đưa qua tầng sinh môn hoặc âm đạo

– Do ảnh hưởng của bệnh viêm đại tràng, ung thư đại tràng, ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, lao ruột hoặc bệnh lây truyền qua đường sinh dục,…

– Biến chứng, hậu quả của quá trình xạ trị vùng chậu và sau xạ trị từ 6 – 24 tháng

– Do nhiễm trùng HIV hoặc do lạm dụng tình dục, quan hệ không an toàn

2.2 Dấu hiệu nhận biết bệnh rò trực tràng

Tùy vào vị trí và kích thước của lỗ rò lớn hay nhỏ mà các dấu hiệu nhận biết bệnh ở mỗi người là khác nhau. Trong đó, các dấu hiệu nhận biết chung đó là:

– Vùng âm đạo tiết mủ, có khí hư hoặc phân

– Âm đạo có mùi hôi tanh khó chịu, ngứa ngáy

– Đường âm đạo và đường tiểu có dấu hiệu bị nhiễm trùng tái phát

– Tầng sinh môn bị kích thích dẫn đến đau nhức, khó chịu

Tìm hiểu thêm: Phương pháp nội soi dạ dày mới

Rò trực tràng là gì? Tổng hợp từ A-Z những điều cần chú ý

Rò âm đạo – trực tràng gây nên các căn bệnh phụ khoa, viêm nhiễm

3. Cách chăm sóc khi bị rò trực tràng

Khi vùng âm đạo, trực tràng có dấu hiệu rò rỉ, mùi hôi tanh khó chịu, bạn cần đến thăm khám trực tiếp tại bệnh viện để có phương án xử lý tốt nhất. Tuy nhiên, ngay tại nhà cũng nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc như sau:

– Dùng nước ấm vệ sinh vùng âm đạo khi thấy có dịch tiết âm đạo, khí hư hoặc phân

– Không sử dụng các dung dịch vệ sinh có thành phần gây khô và kích ứng da

– Tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo để tránh nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn

– Sau mỗi lần vệ sinh âm đạo – trực tràng, cần lấy khăn khô lau sạch

– Sử dụng các loại khăn giấy mềm, khăn được làm ẩm, không chứa cồn và không có mùi

– Sử dụng các loại đồ lót bằng vải cotton thấm hút tốt, rộng rãi, thoáng mát

– Khi đồ lót bẩn cần thay liên tục để tránh các loại vi khuẩn

– Khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không bị kích ứng bởi dịch âm đạo, cần tham khảo ý kiến bác sĩ

4. Cách điều trị bệnh rò âm đạo – trực tràng tốt nhất

Bệnh rò trực tràng – âm đạo là bệnh lý không thể xem nhẹ và phụ nữ cần hết sức cẩn trọng, có phương án điều trị tốt nhất để sớm khắc phục.

4.1 Dùng phẫu thuật can thiệp

– Trường hợp bị bệnh phải phẫu thuật để giải quyết khối u thì chúng vẫn có nguy cơ tái phát sau một thời gian điều trị.

– Nếu điều trị nội khoa không có hiệu quả phải điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật chống chỉ định với người bị viêm nhiễm âm đạo, đường ruột, hậu môn, người bị suy tim, bệnh phổi,…

– Nếu là rò trực tràng cao, khi phẫu thuật bác sĩ sẽ mở bụng và cắt một phần trực tràng. Nếu rò âm đạo – trực tràng thấp thì bác sĩ sẽ mổ đường âm đạo, tầng sinh môn, trực tràng hoặc xương cùng.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy 1 mảnh mô từ vị trí khác trên cơ thể làm nút đóng lỗ rò tránh hiện tượng rò rỉ. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chăm sóc và theo dõi thêm tình hình sức khỏe.

Một số biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật rò âm đạo – trực tràng đó là chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương ruột hoặc niệu quản, bàng quang, xuất hiện cục máu đông ở chân hoặc phổ, tắc ruột hoặc gây sẹo,…

Rò trực tràng là gì? Tổng hợp từ A-Z những điều cần chú ý

>>>>>Xem thêm: Cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi

Phẫu thuật đóng lỗ rò giúp khắc phục bệnh nhanh chóng

4.2 Biện pháp không phẫu thuật

– Trường hợp mắc bệnh do biến chứng sản khoa sẽ tự lành trong vòng 6 tháng. Việc bạn cần làm là lấy đi dị vật nằm ở trong đường rò. Sau đó chúng sẽ tự hồi phục tự nhiên.

– Trường hợp bị rò âm đạo – trực tràng do viêm nhiễm hoặc xạ trị thì cần điều trị nội khoa tích cực. Đặc biệt, nếu gây nhiễm trùng vùng chậu thì cần dẫn lưu áp xe, dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh và tự lành sau 1 tháng.

Những thông tin về căn bệnh rò trực tràng – âm đạo mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Đồng thời giúp bạn sớm nhận biết những dấu hiệu mắc phải để có kế hoạch kiểm tra, thăm khám tốt nhất cho bản thân ngay từ bây giờ.

Khi thấy những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, người bệnh nên đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để thăm khám để ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *