Rối loạn giấc ngủ điển hình nhất là chứng mất ngủ kéo dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, làm việc kém năng xuất, nguy cơ mắc bệnh lý tâm thần như trầm cảm, chán ăn, gầy sút,… kéo theo rất nhiều những bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy khi bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao, cải thiện bằng cách nào?
Bạn đang đọc: Rối loạn giấc ngủ phải làm sao để cải thiện?
1. Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay với áp lực công việc ngày càng cao, căng thẳng, stress kéo dài và những thói quen sinh hoạt không tốt như: thức khuya xem điện thoại, chơi game, lười vận động, sử dụng nhiều bia rượu và các chất kích thích, hút thuốc lá,… đã khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ ngày càng gặp nhiều ở giới trẻ.
Rối loạn giấc ngủ được chia thành 3 dạng chính như sau:
1.1. Mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng phổ biến nhất trong các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, mất ngủ khiến người bệnh cảm thấy không buồn ngủ, muốn chợp mắt nhưng lại không thể ngủ được hoặc chợp mắt được vài phút thì lại tỉnh. Đặc biệt, mất ngủ không chỉ diễn ra trong một hoặc hai ngày mà có thể khéo dài dai dẳng từ ngày này qua ngày khác, lâu dần khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, không còn tỉnh táo, mắt thâm quầng, người gầy sút,…
1.2. Ngủ nhiều
Trái ngược với mất ngủ, có khá nhiều người lại ngủ quá nhiều. Thời gian ngủ một ngày có thể kéo dài từ 9 đến 10 tiếng mà vẫn buồn ngủ, ngủ nhiều mà người vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Nhiều lúc áp dụng các phương pháp giúp bản thân tỉnh táo như rửa mặt xong một lúc sau vẫn cảm thấy buồn ngủ. Đây chính là biểu hiện của chứng ngủ nhiều – một loại rối loạn giấc ngủ.
1.3. Rối loạn nhịp giấc ngủ sinh học
Rối loạn nhịp giấc ngủ sinh học là dạng cuối cùng của rối loạn nhịp sinh học. Ở một số người sẽ xuất hiện hiện tượng mê sảng, mơ thấy ác mộng, mộng du, giật mình khi ngủ xong một lúc sau mới ngủ tiếp được hoặc xảy ra những hiện tượng bất thường khi ngủ.
Theo thống kê, có đến hơn 80% số bệnh nhân đến khám bệnh lý thần kinh có biểu hiện của rối loạn giấc ngủ như: Mất ngủ trong thời gian dài hoặc ngắn, ngủ không sâu giấc, hay mê sảng, mơ thấy ác mộng,… Trong đó có tới 5% người bệnh đến khám trong tình trạng rối loạn giấc ngủ vào giai đoạn nặng và để lại nhiều hậu quả nặng nề.
2. Tác hại của rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến, có thể chữa được, thế nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều hệ luỵ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ bệnh nhân.
Mất ngủ, ngủ nhiều hay rối loạn nhịp giấc ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu tập trung, giảm năng suất lao động, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như trầm cảm, lo âu, tim mạch, đái tháo đường, béo phì, suy giảm trí nhớ, thay đổi tâm lý cáu gắt…
3. Phải làm sao khi bị rối loạn giấc ngủ?
Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong điều trị rối loạn giấc ngủ đó là thư giãn tâm lý, vệ sinh giấc ngủ và sử dụng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ.
3.1. Thư giãn tâm lý
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. Khi tâm trạng lo lắng, căng thẳng sẽ khiến bạn cảm thấy khó ngủ, ngủ “chập chờn” không sâu giấc, thậm chí là mất ngủ. Chính vì vậy, thư giãn tâm lý là điều vô cùng quan trọng mà những người bị rối loạn giấc ngủ cần phải thực hiện.
Để thư giãn tâm lý bạn cần:
– Xây dựng kế hoạch công việc khoa học.
– Tránh stress, lo âu, căng thẳng.
– Xây dựng tâm lý lạc quan.
– Nên đi ngủ đúng giờ, dù không buồn ngủ cũng tạo thói quen ngủ đúng giờ.
– Không nên quá “tham công tiếc việc” khiến bản thân trở nên căng thẳng. Nếu công việc quá áp lực, áp lực cuộc sống,.. bạn nên sắp xếp thời gian đi du lịch hoặc nghỉ ngơi để cơ thể thư giãn, giữ tâm trạng thoải mái, giúp ngủ ngon và “trở lại” làm việc năng suất hơn.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo triệu chứng đột quỵ ở người trẻ
3.2. Rối loạn giấc ngủ phải làm sao? – Vệ sinh giấc ngủ
Loại bỏ những yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ, duy trì thói quen tốt là biện pháp giúp bạn hạn chế rối loạn giấc ngủ, tìm lại giấc ngủ ngon như:
– Thức dậy đúng giờ
– Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu… vào buổi chiều.
– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
– Ngủ đủ giấc, tránh ngủ quá nhiều vào ban ngày.
– Tránh những kích thích gây khó ngủ như nghe nhạc quá to, xem phim cần chăm chú quan sát hay đọc sách quá chú tâm.
– Tắm nước ấm trước khi ngủ.
– Tránh ăn quá no, không nên ăn quá nhiều vào sát giờ ngủ.
– Tập các bài thể dục thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ.
– Phòng ngủ phải thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh.
3.3. Rối loạn giấc ngủ phải làm sao? – Điều trị bằng thuốc
Trong trường hợp áp dụng cả hai cách trên mà bạn vẫn bị rối loạn giấc ngủ, bạn nên xử trí như thế nào?
Lúc này bạn cần đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được thăm khám, tư vấn và có biện pháp điều trị tốt nhất. Phần lớn là điều trị nội khoa, sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có thêm hội chứng lo âu hay trầm cảm đi kèm, cần phối hợp điều trị nhiều loại thuốc, tuyệt đối bạn không được tự ý sử dụng hay lạm dụng các thuốc về thần kinh.
>>>>>Xem thêm: Sa sút trí tuệ mạch máu: Nguyên nhân và biểu hiện
Khi áp dụng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ cần có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ liều lượng thuốc cũng như thời gian sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trường hợp muốn tăng liều hoặc giảm liều bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể trở thành bệnh mãn tính và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người bệnh, thậm chí gây ra các bệnh lý về tâm thần như trầm cảm, rối loạn tâm thần…. Nếu người bệnh bị mất ngủ, nên đi thăm khám với bác sĩ sớm để được tư vấn và sử dụng thuốc an toàn.