Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên đừng quá lo lắng

Tuổi trung niên phải trải qua rất nhiều vấn đề và các biến cố trong cuộc sống như: cha mẹ già yếu, sự nghiệp chững lại, tình cảm vợ chồng gặp trục trặc, áp lực về chuyện con cái, áp lực kinh tế,… điều này dễ khiến nam, nữ ở độ tuổi trung niên rơi vào tình trạng khủng hoảng, mà một trong những biểu hiện đặc trưng nhất là rối loạn giấc ngủ. Giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên thường rơi vào khoảng 40-60 tuổi. Nếu biết cách nhận biết sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả, rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên không quá nguy hiểm. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nhận biết và có cách xử trí tốt tình trạng này.

Bạn đang đọc: Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên đừng quá lo lắng

1. Những vấn đề sức khỏe ở độ tuổi trung niên

1.1 Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên ở nữ giới

Khi cơ thể bước người phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên, phải đối diện với rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý và nguy cơ bệnh lý cũng tăng cao.

Từ 40 tuổi trở đi, phụ nữ phải đối mặt với sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Chính sự mất cân bằng nội tiết tố này, gây ra một loạt các vấn đề khiến chị em phụ nữ: dễ bốc hỏa, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý đặc biệt là các bệnh lý về tuyến giáp, tuyến yên, bệnh phụ khoa, mất ngủ, bệnh lý nội tiết – chuyển hóa (đái tháo đường), trầm cảm,…

Ngoài vấn đề bệnh lý thì tâm lý của phụ nữ ở độ tuổi trung niên cũng cần được quan tâm. Sự thay đổi về nội tiết tố, cộng với áp lực, stress, căng thẳng, lo lắng từ cuộc sống – gia đình – công việc – các mối quan hệ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của người bệnh. Một số người cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm,…. điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ và dễ ra gây hội chứng rối loạn giấc ngủ. Nếu người bệnh không biết cách điều chỉnh kịp thời, tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến mất ngủ mạn tính (mất ngủ kinh niên), khó khăn cho việc điều trị.

Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên đừng quá lo lắng

Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh dễ bị rối loạn giấc ngủ.

1.2 Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên ở nam giới

Nam giới khi bước vào độ tuổi trung niên, hàm lượng testosterone cũng giảm dần, điều này cũng ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của phái mạnh. Một số vấn đề về sức khỏe hay bệnh lý mà nam giới thường gặp phải ở độ tuổi trung niên như: rối loạn cương dương, suy giảm sinh lý nam giới, thận suy yếu, rối loạn giấc ngủ (mất ngủ), béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, trầm cảm, đột quỵ,….

Ngoài ra, với những người đang mắc các bệnh nền sẵn có như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, hen suyễn, béo phì,…. khi bước vào độ tuổi trung niên cần đặc biệt lưu ý về vấn đề sức khỏe. Cần chăm sóc tốt sức khỏe, ngay khi có các biểu hiện khác thường bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả, tránh để các vấn đề mới phát sinh làm ảnh hưởng không tốt đến các bệnh nền sẵn có.

Tìm hiểu thêm: Liệt bell: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên đừng quá lo lắng

Nam giới tuổi trung với hàm lượng testoterol suy giảm, áp lực từ cuộc sống, công việc dẫn dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

2. Nhận biết dấu hiệu rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc khi đi vào giấc ngủ, ngủ hay mơ thấy ác mộng nên giật mình tỉnh giấc và khó ngủ tiếp, ngủ không đủ giấc khó duy trì giấc ngủ và thường thức dậy sớm, sáng hôm sau thấy người mệt mỏi, uể oải,… là các biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ thường hay gặp nhất là dạng mất ngủ và rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ (giật mình khi ngủ và khó ngủ tiếp).

Nếu bạn có biểu hiện rối loạn giấc ngủ nêu trên, hãy xem xét lại một vài yếu tố sau:

– Bạn có đang mắc bệnh lý nền nào có khả năng gây rối loạn giấc ngủ

– Việc sử dụng một số loại thuốc nào đó có thể có tác dụng phụ gây mất ngủ

– Thời gian vừa qua bạn có bị áp lực, stress, căng thẳng, lo lắng vì một việc gì đó

– Bạn có sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, trà, nước ngọt có gas,… trước khi ngủ.

– Bạn có xem tivi, làm việc, nghịch điện thoại, chơi game quá khuya

– Bạn có đang sử dụng thuốc an thần kéo dài

– Bạn có hay tập luyện thể dục thể thao

– Bạn có đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh

3. Cách xử trí hiệu quả và an toàn nhất

Chúng tôi khuyên bạn không nên tự ý mua thuốc an thần, thuốc hỗ trợ não bộ, khi có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, vì mỗi thuốc đều có những mặt lợi và hại khác nhau.

Muốn cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, việc tốt nhất bạn nên làm là đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được kiểm tra, tư vấn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên đừng quá lo lắng

>>>>>Xem thêm: Đôi điều cần biết về bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ

Chuyên khoa Nội thần kinh quy tụ các bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực thần kinh sẽ thăm khám, chẩn đoán đúng và điều trị hiệu quả chứng rối loạn giấc ngủ.

Cơ thể mỗi người chúng ta là hoàn toàn khác nhau, vì vậy bạn cũng không nên nghe theo cách điều trị từ người khác mà chưa được sự tư vấn hay thăm khám từ bác sĩ có chuyên môn. Hiện nay, ở nước ta việc người dân chữa bệnh theo phương pháp “truyền miệng” rất phổ biến: việc xin đơn thuốc từ người có triệu chứng tương tự, tự bắt bệnh cho mình sau đó tự mua thuốc theo đơn của người khác và áp dụng vào tình trạng bệnh lý của mình, điều này là vô cùng rủi ro: “bắt” sai bệnh, tốn kém chi phí, tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc, trì hoãn không điều trị khiến bệnh diễn biến nặng, tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Nhiều trường hợp rối loạn giấc ngủ có thể cải thiện được, người bệnh sau khi điều trị đã lấy lại được giấc ngủ ngon, sức khỏe phục hồi đáng kể. Một số trường hợp rối loạn giấc ngủ cần điều trị lâu dài, tuy nhiên càng điều trị sớm hiệu quả điều trị càng cao, người bệnh cũng hạn chế được các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe do rối loạn giấc ngủ gây ra.

Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa nội thần kinh để việc thăm khám và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *