Rối loạn kinh nguyệt thường xuất hiện ở những bạn gái tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh do nội tiết tố bị rối loạn. Tuy nhiên, có những trường hợp, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là một triệu chứng bất thường, cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Hãy đọc bài viết bên dưới đây để có nhiều thông tin hữu ích về hiện tượng này nhé!
Bạn đang đọc: Rối loạn kinh nguyệt và những điều chị em nên biết
1. Khái niệm tình trạng rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là tình trạng bong tróc lớp niêm mạc tử cung theo chu kỳ nhất định do sự thay đổi nội tiết tố, gây nên hiện tượng chảy máu từ buồng tử cung ra bên ngoài âm đạo. Kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên ở bé gái từ 12 – 16 tuổi, chu kỳ trung bình thường là 28 ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngắn hơn, chỉ khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 – 35 ngày.
Bên cạnh đó, tùy từng cơ địa của mỗi người mà thời gian hành kinh thường kéo dài từ 3 – 5 ngày. Ngoài ra, lượng máu kinh nguyệt mất đi sau mỗi chu kỳ là từ 50 – 150 ml.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ
Do đó, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là triệu chứng bất thường về vòng kinh nguyệt, số ngày hành kinh và lượng máu kinh nguyệt so với những chu kỳ bình thường trước đó. Trên thực tế, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Có thể là do nội tiết tố, tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ giới, hoặc chỉ đơn thuần là do thay đổi môi trường sống.
Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau như dậy thì, sinh con và mãn kinh,… Nếu không được chữa trị kịp thời, căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.
2. Biểu hiện của tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Mặc dù những biểu hiện bất thường về vòng kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc phải một vấn đề sức khỏe nào đó. Tuy nhiên, chị em vẫn phải lưu ý đặc biệt khi gặp phải những biểu hiện rối loạn chu kỳ kinh nguyệt bất thường sau đây:
2.1. Bất thường về chu kỳ kinh nguyệt
Trường hợp này xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt của chị em kéo dài trên 35 ngày hoặc ngắn dưới 22 ngày, thậm chí là mất kinh từ 6 tháng trở lên.
2.2. Bất thường về máu kinh
Bất thường về máu kinh là những bất thường về số ngày có kinh và lượng máu kinh nguyệt. Cụ thể là:
- Cường kinh: lượng máu kinh nhiều hơn 20ml/ chu kỳ.
- Thiếu kinh: thời gian hành kinh ngắn hơn 2 ngày và lượng máu kinh ít hơn 20ml/ chu kỳ.
- Rong kinh: thời gian hành kinh nhiều hơn 1 tuần.
2.3. Bất thường về màu kinh
Màu kinh bình thường là đỏ thẫm, không đông và có mùi hơi tanh. Trong trường hợp máu kinh có màu đỏ thẫm hoặc hồng nhạt có lẫn máu cục thì là bất thường.
2.4. Bất thường về dấu hiệu khác khi đến chu kỳ kinh nguyệt
Thống kinh là hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt phổ biến nhất. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ có cảm giác đau bụng dưới và cơn đau có thể lan ra cột sống, xuống đùi và toàn bụng. Bên cạnh đó, chị em còn có thể thấy đau lưng kèm theo cảm giác căng vú, tức ngực, buồn nôn, ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc hàng ngày.
3. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rối loạn kinh nguyệt
Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của việc ghi nhớ lịch khám thai 3 tháng cuối
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn
Hiện tượng kinh nguyệt bất thường xảy ra ở nhiều chị em phụ nữ, nhưng không phải ai cũng nắm rõ được nguyên nhân chính xác. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt là:
3.1. Ảnh hưởng của hormone nội tiết tố
- Mỗi một độ tuổi của chị em phụ nữ đều ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone nội tiết tố nữ, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
- Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể của chị em sẽ trải qua những thay đổi lớn và phải mất vài năm thì hormone estrogen và progesterone mới đạt được sự cân bằng.
- Ở độ tuổi tiền mãn kinh, buồng trứng của chị em sẽ suy giảm và hormone nội tiết thay đổi làm chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh thay đổi.
- Thời kỳ mãn kinh tính được tính từ 12 tháng kể từ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của chị em. Sau thời điểm này, chị em sẽ không còn thấy kinh nguyệt nữa.
- Trong suốt thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ chấm dứt.
3.2. Nguyên nhân thực thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều
- Mẹ bầu mang thai ngoài tử cung, bị dọa sẩy thai.
- Chị em bị polyp buồng tử cung, polyp cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,…
- Chị em mắc bệnh lý tuyến giáp, u tuyến yên, tiểu đường.
- Chị em bị viêm niêm mạc tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục.
3.3. Thay đổi môi trường sống, thói quen sinh hoạt
Khi thay đổi môi trường sống như chuyển nhà, chuyển địa điểm làm việc, bị áp lực từ học tập, công việc hoặc gia đình sẽ làm cho chị em cảm thấy chán nản, buồn rầu. Điều này cũng làm kinh nguyệt của chị em bị rối loạn.
3.4. Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh
Việc chị em ăn uống không lành mạnh hoặc đột ngột thay đổi chế độ dinh dưỡng hay tăng cân, giảm cân quá mức cũng làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
3.5. Vận động quá mức
Vận động quá mức cũng làm gia tăng lượng kinh nguyệt, khiến số ngày có kinh dài hơn.
3.6. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt là thuốc điều trị tiểu đường, thuốc tránh thai, cao huyết áp.
4. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm hay không?
>>>>>Xem thêm: Những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai
Để biết rõ hơn về tình trạng chu kỳ kinh nguyệt thất thường, chị em nên tới bệnh viện để được thăm khám
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm hay không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Trên thực tế, rối loạn kinh nguyệt khá nguy hiểm, bởi lẽ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra những biến chứng sau:
4.1. Thiếu máu
Lượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài nhiều ngày sẽ dẫn tới tình trạng chóng mặt, thiếu máu, da xanh xao, mệt mỏi, tim loạn nhịp, thở gấp,… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của chị em.
4.2. Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài vừa gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, vừa khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển, gây ra bệnh phụ khoa như u màng trong tử cung, viêm âm đạo, viêm buồng trứng,…
4.3. Nguy cơ vô sinh
Nếu có chu kỳ kinh nguyệt bất thường, chị em sẽ khó mang thai hơn vì thời điểm rụng trứng sẽ không đều đặn hoặc do viêm nhiễm, gây tắc vòi tử cung.
4.4. Ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng quan hệ vợ chồng vào những ngày hành kinh có thể làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh phụ khoa, khiến “cuộc yêu” trở nên thất thường hơn.
4.5. Ảnh hưởng tới nhan sắc của chị em phụ nữ
Hormone estrogen và progesterone đóng vai trò quan trọng, giúp duy trì sắc đẹp của nữ giới. Vì vậy, việc rối loạn những hormone này sẽ ảnh hưởng lớn tới nhan sắc, sự tươi trẻ của chị em, làm khí huyết lưu thông kém khiến da trở nên kém mịn màng và tâm lý thay đổi thất thường,… Không chỉ vậy, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em cảm thấy căng thẳng, lo lắng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng đáng kể.
4.6. Mắc các bệnh lý nguy hiểm
Trong một số trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn là dấu hiệu cảnh báo rằng chị em có nguy cơ mắc phải những bệnh lý như ung thư niêm mạc tử cung, chửa ngoài tử cung,…
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng chị em đã có cái nhìn tổng quan về tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.