Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? đáp ứng tự nhiên

Áp lực công việc, sức khỏe, gia đình, môi trường sống,… là những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người rơi vào trạng thái lo âu. Ðó là những lo lắng mang tính chất bình thường và là một sự đáp ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên khi sự việc đó không còn nhưng sự lo lắng vẫn tồn tại, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hàng ngày, những hoạt động về công việc, học tập, giao tiếp thì bạn đã chuyển sang một trạng thái lo âu bệnh lý, còn được gọi là rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời  có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:

Bạn đang đọc: Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? đáp ứng tự nhiên

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? đáp ứng tự nhiên

Rối loạn lo âu không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời  có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Ảnh hưởng tới tim mạch

Đây là hậu quả nguy hiểm nhất mà những người mắc chứng rối loạn lo âu cần đề phòng. Quá lo lắng kích thích cơ thể tăng sản xuất ra các hormon gây stress, chúng tác động lên hệ tim mạch, làm cản trở hoạt động bình thường của tim. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ, đau tim, tức ngực,…. vô cùng nguy hiểm.

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn lo âu khiến bạn thường xuyên phải trằn trọc suốt đêm gây mất ngủ, ngủ không đủ giấc, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. Ngược lại, nếu bạn khó đi vào giấc ngủ, không ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày, tỉnh dậy nhiều lần và khó ngủ lại; những triệu chứng đó kéo dài hơn 2 tuần thì bạn có nguy cơ cao bị mắc rối loạn lo âu.

Tăng mức độ nguy hiểm của các bệnh mạn tính

Người bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, suy giáp, cường giáp cần luôn tạo cho mình tâm lí thoải mái, tránh suy nghĩ, lo âu quá nhiều. Nếu không may người bệnh mắcthêm chứng rối loạn lo âu, các bệnh mạn tính đó có khả năng trở nên nặng và khó điều trị hơn rất nhiều.

Tìm hiểu thêm: U tuyến vú lành tính và ác tính khác nhau như nào?

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? đáp ứng tự nhiên

Mắc rối loạn lo âu sẽ làm tăng mức độ nguy hiểm của các bệnh mạn tính

Sợ hãi

Lo âu quá mức, suy nghĩ tiêu cực sẽ làm bạn dễ hoảng loạn và sợ hãi như sợ đám đông, sợ đi xin việc, sợ ra đường, sợ gặp người lạ, luôn có cảm giác có người đang theo dõi mình… Tuy nhiên trong thực tế, những chuyện đó lại rất đơn giản và hoàn toàn không có gì đáng sợ cả.

Đau nhức toàn thân

Theo các chuyên gia tâm lí, khi mắc rối loạn lo âu, người bệnh có nguy cơ cao mắc chứng  đau vai, mỏi hàm, đau nhức toàn thân,…. Vì thế, bạn nên có biện pháp phòng ngừa rối loạn lo âu trước khi những cơn đau nhức tới làm phiền bạn.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? đáp ứng tự nhiên

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu tuyến giáp và tuyến cận giáp

Rối loạn lo âu là con đường dẫn đến bệnh đau dạ dày rất nhanh

Rối loạn lo âu là con đường dẫn đến bệnh đau dạ dày rất nhanh vì khi căng thẳng, lo âu, vùng dưới đồi sẽ kích thích tuyến vỏ thượng thận tiết ra hormon cortisol, hormon này làm kích hoạt sự co thắt của dạ dày, tăng tiết dịch vị. Các triệu chứng đi kèm khác có thể gặp phải như đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy,…

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Theo các nhà tâm lý học, khi một người rơi vào tình trạng lo âu sẽ kéo theo sự gia tăng tư duy ám ảnh và thái độ cưỡng bức, khiến họ dễ mất bình tĩnh và khó xử lí tình huống. Sự ám ảnh đó thể hiện qua các hành động và suy nghĩ bất thường, chẳng hạn: sợ bẩn nên phải tắm đến chục lần trong ngày, sợ tai nạn nên không dám ra đường, sợ nhiễm vi khuẩn nên không dám động chạm vào bất cứ việc gì,… Những điều này làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cả người bệnh và người xung quanh.
Nếu cần tư vấn về Rối loạn lo âu nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *