Rối loạn nhịp tim có thể thường gặp nhưng hầu hết người bệnh dễ bỏ qua gây hậu quả đe dọa sức khỏe nghiêm trọng. Dưới là triệu chứng rối loạn nhịp tim: các yếu tố nguy cơ bạn đọc nên tham khảo để biết thông tin cụ thể.
Bạn đang đọc: Rối loạn nhịp tim: các yếu tố nguy cơ
1. Rối loạn nhịp tim: các yếu tố nguy cơ
Mỗi ngày tim đập trên 100.000 lần và bơm đến 2.000 lít máu đi nuôi cơ thể và không ngừng nghỉ trong suốt cả cuộc đời. Vì thế, đôi khi hiện tượng bị lỗi nhịp là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu trường hợp lỗi nhịp xảy ra thường xuyên như nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn mức trung bình (60-100 nhịp/phút) thì người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị vì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch nguy hiểm.
Rối loạn nhịp tim có thể do nhiều nguyên nhân gây nên cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả
Có những rối loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân, nhưng phần lớn các trường hợp có liên quan đến tổn thương thực thể tại tim như đột quỵ tim, phẫu thuật tim, viêm cơ tim, hẹp hở van tim, tim bẩm sinh. Một số bệnh làm gia tăng áp lực cho tim như bệnh mạch vành, tăng huyết áp cũng gây rối loạn nhịp tim.
Một số yếu tố nguy cơ ngoài tim làm cho nhịp điệu của tim trở nên bất thường như:
- Bệnh tuyến giáp như cường giáp, nhược giáp;
- Các thuốc ho, cảm cúm có chứa nhiều thành phần như paracetamol, phenylpropanolamin được phối hợp với chlopheniramin, hoặc dextromethorphan, codein hay một số thuốc điều trị cũng có thể gây ra căn bệnh này.
- Các chất điện giải có trong máu như Kali, Natri, Canxi và Magie – giúp kích hoạt và dẫn truyền xung điện trong tim. Khi rối loạn những chất này cũng tiềm ẩn nguy cơ loạn nhịp.
- Ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ chậm nhịp tim, rung nhĩ và loạn nhịp khác.
- Stress, thiếu ngủ, các chất kích thích như cà phê, trà, đồ uống có gas, thuốc lá, rượu, đều có thể dẫn đến nhiều loại rối loạn nhịp tim.
2. Rối loạn nhịp tim cần làm gì?
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường về nhịp tim, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám tại chuyên khoa tim mạch, chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Những điều nên làm và không nên làm khi sơ cứu đột quỵ
>>>>>Xem thêm: Nhồi máu cơ tim bệnh học: Cơ chế và các yếu tố nguy cơ
Khám tim mạch thường xuyên ngăn ngừa bệnh rối loạn nhịp tim
Khi đến thăm khám người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau để việc chẩn đoán phát hiện bệnh chính xác nhất:
- Hạn chế ăn, uống trước khi đi khám, vì có liên quan đến tính chính xác của kết quả xét nghiệm máu;
- Ghi nhớ các triệu chứng thường gặp phải
- Ghi lại thông tin cá nhân, bao gồm cả lịch sử bệnh của gia đình (bệnh tim, tiểu đường) và những sự kiện liên quan làm thay đổi cuộc sống gần đây. Những thông tin này có thể giúp các bác sĩ tìm ra hay loại trừ các nguyên nhân gây loạn nhịp ngoài tim;
- Liệt kê tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng vì rất có thể những triệu chứng rối loạn nhịp tim gây ra do thuốc bạn đang sử dụng.
Các bệnh lý tim mạch thường tiến triển âm thầm vì vậy ngay cả khi không có những triệu chứng của bệnh, bạn vẫn nên chủ động thăm khám sức khỏe tim mạch tầm soát phát hiện sớm nhất những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và điều trị hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.