Hội chứng rối loạn tiền đình phổ biến ở nhiều người nhưng thường hay gặp ở nữ giới, độ tuổi sau 30 tuổi. Các triệu chứng của rối loạn tiền đình như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đi đứng loạn choạng,.. điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, tâm lý, công việc và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy rối loạn tiền đình đi khám ở đâu? Khám khoa nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.
Bạn đang đọc: Rối loạn tiền đình đi khám ở đâu? Khám khoa nào?
1. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Tổn thương dây thần kinh số 8 sẽ dẫn đến hội chứng rối loạn tiền đình.
Ngoài ra, do một số nguyên nhân khác như tắc nghẽn mạch máu nuôi não hoặc bệnh lý thiếu máu não (do thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, xơ vữa động mạch,…) cũng sẽ gây ra hội chứng rối loạn tiền đình.
Chấn thương đầu, tắc động mạch tiền đình do sỏi tiền đình (thạch nhĩ lạc chỗ) cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình.
Ngoài các vấn đề về mạch máu, não bộ thì các bệnh lý ở tai như viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn cũng là nguyên nhân có thể gây hội chứng rối loạn tiền đình.
Ngoài ra, rối loạn tiền đình cũng có thể do yếu tố di truyền, môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn, stress,..)
2. Biểu hiện rối loạn tiền đình
Người bị rối loạn tiền thường hay nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh thiếu máu não, do triệu chứng bệnh trên lâm sàng tương đối giống nhau. Có 3 biểu hiện điển hình đó là: chóng mặt, đau đầu, ù tai. Nhưng nếu để ý kĩ, bạn sẽ thấy biểu hiện của rối loạn tiền đình có sự khác biệt với thiếu máu não.
Chóng mặt: đây là triệu chứng nổi trội nhất và điển hình nhất của người bị rối loạn tiền đình. Cơn hoa mắt, chóng mặt thường diễn ra rất dữ dội, cảm giác mọi vật xung quanh người bệnh như đảo lộn. Người bệnh thường phải ngồi xuống nghỉ ngơi hoặc bám vào một vật gì đó vì khó có thể đứng vững hoặc đi lại, nguy cơ té ngã rất cao.
Còn đối với bệnh thiếu máu não, cơn chóng mặt thường chỉ diễn ra một lúc, người bệnh có cảm giác hơi bị choáng đầu, có thể bám vào một vật gì đó để đứng vững hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bệnh parkinson theo từng giai đoạn
Đau đầu: đau đầu là một biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình, tuy nhiên đây không phải là biểu hiện nổi trội. Ở người bị thiếu máu não, biểu hiện đau đầu thường đặc trưng và rõ rệt hơn. Đau đầu do rối loạn tiền đình thường đau nhẹ, có cảm giác nặng đầu, đi kèm với một số biểu hiện đặc trưng khác như chóng mặt dữ dội, buồn nôn, ù tai.
Ù tai: bên cạnh triệu chứng chóng mặt, quay cuồng, choáng váng, người bệnh rối loạn tiền đình còn bị rối loạn chức năng thính giác cụ thể là xuất hiện triệu chứng ù tai. Người bệnh thường nghe thấy âm thanh lạ ở bên trong tai, đó có thể giống như tiếng ve kêu, tiếng vo ve, lạo xạo trong tai. Triệu chứng ù tai này cũng thường gặp ở người bị thiếu máu lên não.
Ngoài 3 triệu chứng chóng mặt, đau đầu, ù tai thì rối loạn tiền đình còn kèm theo một số triệu chứng khác có thể xảy ra như: buồn nôn và nôn, suy giảm thị lực, mất ngủ, khó tập trung,…
3. Rối loạn tiền đình đi khám ở đâu? Khám khoa nào?
3.1 Rối loạn tiền đình đi khám ở đâu?
Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín, có nhiều chuyên khoa (bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa) để thăm khám và điều trị vì nguyên nhân gây rối loạn tiền đình có thể do bệnh lý về thần kinh – não bộ nhưng cũng có thể do vấn đề ở tai.
Khi thăm khám ở cơ sở y tế nhiều chuyên khoa các bác sĩ sẽ kiểm tra, hội chẩn, loại trừ và tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiền đình của bạn. Hơn nữa, các cơ sở y tế uy tín, đa khoa thường được trang bị nhiều hệ thống máy móc hiện đại và tân tiến, điều này sẽ giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
3.2 Rối loạn tiền đình khám khoa nào?
Loại trừ các yếu tố di truyền, môi trường, tâm lý do bên ngoài tác động thì phần lớn nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình là do các bệnh lý về thần kinh, não bộ. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh tại cơ sở y tế uy tín mà bạn đã lựa chọn để được kiểm tra và chẩn đoán đúng.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ mất ngủ
Một số ít trường hợp rối loạn tiền đình có thể do bệnh lý về tai. Sau khi loại trừ các vấn đề thuộc bệnh lý thần kinh, các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh sẽ hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và chỉ định bạn trực tiếp thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Hệ thống Y tế Thu Cúc là cơ sở y tế uy tín, gồm rất nhiều các chuyên khoa khác nhau, trong đó có chuyên khoa Nội thần kinh và chuyên khoa Tai mũi họng. Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm, hội chẩn liên chuyên khoa thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Hệ thống trang thiết bị máy móc y tế hiện đại. Phục vụ chu đáo, chi phí hợp lý. Đây hứa hẹn là địa chỉ thăm khám sức khỏe tốt cho bạn và gia đình.
Hy vọng với bài viết về chủ đề rối loạn tiền đình nên đi khám ở đâu? Khám khoa nào? đã giúp bạn có thêm kiến thức cho mình khi gặp phải vấn đề này.