Rối loạn tiền đình là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh xuất hiện đột ngột, hay tái phát, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc của người bệnh. Bởi vậy, rối loạn tiền đình khám khoa nào và khi nào cần đi khám là thắc mắc của rất nhiều người. Trong bài viết dưới đây, hãy cũng tìm hiểu về căn bệnh rối loạn tiền đình và biện pháp khám chữa hiệu quả.
Bạn đang đọc: Rối loạn tiền đình khám khoa nào? Khi nào cần đi khám?
1. Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Tiền đình là bộ phận nằm ở phía sau ốc tai, có vai trò quan trọng trong việc thăng bằng và các phối hợp động tác của cơ thể.
Rối loạn tiền đình là bệnh lý liên quan đến trạng thái mất cân bằng tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, có cảm giác mọi thứ xung quanh quay cuồng, đi đứng lảo đảo, đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột. Một số người cảm thấy buồn nôn, nôn, ù tai, mất ngủ…
Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh.
2. Các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Có 2 loại rối loạn tiền đình là: rối loạn tiền đình ngoại biên (loại tổn thương hệ tiền đình nằm ngay tại vùng tai trong, triệu chứng thường rầm rộ nhưng không nguy hiểm đến tính mạng) và rối loạn tiền đình trung ương (liên quan các tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não, thường nguy hiểm và khó chữa hơn nhóm bệnh tiền đình ngoại biên).
Tương ứng với mỗi dạng rối loạn tiền đình lại có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Cụ thể:
Các rối loạn tiền đình ngoại biên thường liên quan đến:
– Bệnh lý ở tai như viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai…
– Các loại thuốc điều trị: một số loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau thuốc điều trị ung thư, xạ trị,…
– Chứng co thắt động mạch cột sống thân nền: thường gặp ở những người làm việc văn phòng, ngồi lâu trong phòng điều hòa, tiếp xúc thường xuyên với máy tính, gây nhiễm lạnh vùng cột sống cổ
Trong khi đó, các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình trung ương gồm:
– Xơ vữa động mạch
– Hạ huyết áp
– Thoái hóa cột sống cổ
Ngoài ra, thời tiết thay đổi, nhiễm độc từ hóa chất, thuốc, thực phẩm…, các rối loạn tuần hoàn não, tăng huyết áp, các bệnh u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8…cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ kéo dài ở người trẻ và những hệ lụy
3. Rối loạn tiền đình nên khám chuyên khoa nào?
3.1 Bị rối loạn tiền đình khám khoa nào chuẩn nhất?
Theo các chuyên gia, rối loạn tiền đình thuộc nhóm bệnh lý thần kinh. Vì thế nếu đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh này, bạn nên đi khám hoặc điều trị tại chuyên khoa thần kinh của các cơ sở y tế uy tín.
3.2 Khi nào cần đi khám tiền đình?
Các triệu chứng cho thấy bạn cần đi khám tiền đình ngay bao gồm:
– Chóng mặt, mất thăng bằng kèm theo đau nhức đầu đột ngột
– Mắt nhìn mờ
– Chân tay run
– Cảm giác lảo đảo muốn ngã,…
Đây là triệu chứng thường gặp của rối loạn tiền đình. Tuy nhiên những biểu hiện này cũng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như tăng huyết áp, huyết áp thấp, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não…
Tại các chuyên khoa thần kinh uy tín, bạn sẽ được khám lâm sàng và thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng nhằm phân biệt, loại trừ rối loạn tiền đình với các tình huống cấp cứu của hệ thần kinh.
Nếu đang điều trị rối loạn tiền đình, bạn cũng nên đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được theo dõi và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
3.3 Quy trình khám rối loạn tiền đình
– Khám lâm sàng
Bao gồm các bước: hỏi triệu chứng, bệnh sử, các thói quen; nghe tim, phổi; kiểm tra phản xạ, khả năng giữ thăng bằng, kiểm tra động mạch cổ,…
– Khám cận lâm sàng
Dựa vào kết quả khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một số chẩn đoán cận lâm sàng để kiểm tra chắc chắn hơn các nhận định. Thông thường, khi nghi ngờ bị rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ phải làm một số chẩn đoán sau:
+ Xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hồng cầu, chức năng gan thận và các yếu tố khác
+ Đo lưu huyết não
+ Đo điện não đồ
+ Chụp X-quang
+ Chụp cộng hưởng từ MRI
Khi có các kết quả xét nghiệm, chụp chiếu, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.
Nên nhớ rằng, phát hiện bệnh càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản và hiệu quả. Bởi vậy, bạn nên chủ động khám sớm từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Hãy chọn những cơ sở y tế chất lượng, có chuyên khoa Nội thần kinh uy tín để quá trình thăm khám và điều trị rối loạn tiền đình đạt hiệu quả cao nhất.
Đến đây, hẳn các bạn đã biết rối loạn tiền đình khám khoa nào rồi phải không? Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, đừng chần chừ mà hãy đi khám ngay nhé.